Yêu cầu bảo đảm các nguyên tắc suy đoán vô tội; xác định sự thật vụ án

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 64 - 65)

Bảo đảm quyền được suy đoán vô tội, không buộc phải tự buộc tội chính mình chính là một trong những nguyên tắc quan trọng của đánh giá chứng cứ trong quá trình chứng minh. Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [17]. Điều 13 Bộ luật TTHS năm 2015 cụ thể hóa với quy định nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật…” [20].

Trong giai đoạn điều tra vụ án, VKS phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với CQĐT điều tra trong quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội. Nếu không đủ chứng cứ chứng minh có tội đồng nghĩa pháp lý với chứng minh vô tội. Suy đoán vô tội bác bỏ định kiến có tội, đảm

bảo khách quan trong quá trình chứng minh. Như vậy, khi đánh giá chứng cứ, nếu như

“không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội” [20].

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ áncố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 64 - 65)