Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 56 - 60)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, quá trình chứng minh vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vẫn còn một số hạn chế vướng mắc, ảnh hưởng đến chất lượng chứng minh: ĐTV thu thập chứng cứ còn chưa đầy đủ, KSV chưa chủ động nghiên cứu phát hiện, chưa bám sát hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ dẫn đến vẫn còn tình trạng điều tra bổ sung, làm kéo dài vụ án, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị buộc tội; một số trường hợp chậm chễ đưa bị hại đi giám định, khi có kết luận giám định thì người bị buộc tội đã bỏ trốn gây khó khăn cho quá trình chứng minh; khó khăn trong việc thu thập, sử dụng nguồn chứng cứ dữ liệu điện tử để chứng minh. Những hạn chế trên là do các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan sau:

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan:

- Một số quy định của BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015 còn hạn chế, vướng mắc, chưa có nhiều văn bản hướng dẫn về những quy định còn vướng mắc khi thực hiện trên thực tế.

- Nhiều vụ án sau trong khi chờ kết luận giám định chính thức, chưa áp dụng được biện pháp ngăn chặn, khi có kết luận giám định thì đối tượng đã bỏ trốn, trong khi quy định

về dẫn giải đi giám định, quy định về sử dụng kết luận giám định trong trường hợp có nhiều kết luận giám định có kết quả khác nhau hoặc thương tích đã lâu, vết thương đã lành có được giám định thông qua hồ sơ hay không, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể.

- Số lượng VAHS nói chung và CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe lớn, tính chất, thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp. Trong tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đa phần là nhiều đối tượng tham gia, khi thực hiện hành vi phạm tội thường trong tình trạng sử dụng chất kích thích, không nhớ rõ hành vi, nên khó khăn trong việc xác định vai trò, vị trí của các đối tượng tham gia để xác định chính xác trách nhiệm của họ. Nhiều vụ xảy ra do nguyên nhân xã hội, mâu thuẫn bột phát, các đối tượng không quen nhau nên khó xác định, hoặc do những người thân trong gia đình gây thương tích cho nhau, nên sau khi sự việc xảy ra, có hành vi bao che, từ chối giám định, gây khó khăn cho việc chứng minh sự việc và người phạm tội.

- Biên Hòa, Đồng Nai là địa bàn có nhiều khu công nghiệp, dân cư từ nhiều tỉnh thành về làm ăn, sinh sống, tạo nên lối sống khác nhau nên dễ nảy sinh mâu thuẫn. Một số làm hồ sơ giả xin việc, nên khi sự việc xảy ra, bị hại hoặc đối tượng bỏ về quê gây khó khăn cho việc xác minh.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan:

- Trình độ, nhận thức của một bộ phận cán bộ tiến hành tố tụng còn hạn chế, còn nhận thức cảm tính, nhầm lẫn giữa các dấu vết, xác định chưa đủ giới hạn chứng minh và đối tượng chứng minh nên thu thập chứng cứ tràn lan, khi đánh giá chứng cứ chưa xác định đúng độ tin cậy và giá trị chứng minh của chứng cứ.

- Tinh thần, trách nhiệm của một bộ phận người THTT còn chưa cao, thu thập, đánh giá chứng cứ còn qua loa, hình thức. Do đó, thu thập sử dụng chứng cứ giá trị chứng minh thấp, nhưng vẫn dùng để giải quyết vụ án, do ngại thu thập mới tốn thời gian, công sức. Một số trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung vì lý do này.

- Quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS chưa chặt chẽ, đồng bộ nên còn thiếu thống nhất khi đánh giá chứng cứ. KSV chưa thực hiện đầy đủ chức năng công tố, ít đề ra yêu cầu điều tra hoặc đề ra yêu cầu điều tra qua loa, hình thức, không có nhiều giá trị chứng minh. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra.

- Chưa có nhiều tổng kết, họp rút kinh nghiệm kịp thời của CQĐT, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, luận văn đã tập trung phân tích những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Bằng phương pháp phân tính, tổng hợp, luận văn đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quy định của BLTTHS năm 2015 về chứng minh trong giai đoạn điều tra cũng như đã đánh giá thực trạng chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, qua đó thấy được kết quả của hoạt động này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào quá trình giải quyết đúng đắn vụ án hình sự

Tuy nhiên, hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay. Những hạn chế, thiếu sót này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu những tồn tại, thiếu sót và những nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót là cơ sở để đề ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệuchứng minh trong giai điều tra vụ án nói chung và chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 56 - 60)