Reichheld & Sasser (1990) đã góp phần phổ biến ý tưởng rằng việc giữ chân khách hàng là yếu tố định hướng quan trọng cho thành công về mặt tài chính của doanh nghiệp. Quan điểm của các nhà nghiên cứu này: giảm 5% những tổn thất sẽ kiểm từ 25% đến 85% lợi nhuận
Thay vì dựa vào tỷ lệ phần trăm Reichained và Sasser, bạn có thể sử dụng ba phương pháp để định lượng lợi ích kinh tế của việc tăng tỷ lệ giữ chân cho một công ty nhất định.
Theo cách tiếp cận đầu tiên, công ty có thể xây dựng một mô hình (sử dụng bảng tính điện tử) để dự báo lợi nhuận và dòng tiền của công ty trong tương lai như là một hàm số của tỷ lệ duy trì khách hàng. Sau đó, công ty có thể thay đổi tỷ lệ duy trì theo mức mong muốn và quan sát những gì xảy ra với lợi nhuận và dòng tiền. Các phân tích what-if được thực hiện bằng mô hình bảng tính là một cách để định lượng lợi ích của việc duy trì khách hàng.
Cách tiếp cận thứ hai và thứ ba hướng tới việc làm rõ mức độ duy trì khách hàng (nếu tăng lên) ảnh hưởng đến giá trị vòng đời của khách hàng. Trong khi cách tiếp cận thứ nhất dự báo dòng lợi nhuận và dòng tiền của công ty trong tương lai, CLV tính giá trị bằng tiền của dòng tiền trong tương lai mang lại bởi một khách hàng hoặc một khách hàng trung bình đại diện cho một khúc/tập khách hàng.
Trong cách tiếp cận thứ hai, công ty có thể xây dựng một mô hình với sự trợ giúp của bảng tính điện tử về các dòng tiền trong tương lai liên quan đến mối quan hệ khách hàng. Mô hình đó có thể cho phép tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ duy trì tăng theo nhiệm kỳ của khách hàng. Giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến trong tương lai sẽ là CLV ước tính. Để định lượng lợi ích kinh tế của việc tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, một lần nữa công ty có thể tiến hành chạy hàm what-if khi sử dụng mô hình dòng tiền mang lại bởi khách hàng. Ví dụ: bạn có thể thay đổi tỷ lệ duy trì với 1,01 và tính toán lại CLV. Số kết quả sẽ đại diện cho CLV nếu tất cả tỷ lệ duy trì tăng 1%.