Các giai đoạn phát triển tâm lí

Một phần của tài liệu cac hoc thuyet tam ly con nguoi (Trang 112 - 114)

III. Các vấn đề cơ bản một học thuyết phát triển tâm lí cần

7. Các giai đoạn phát triển tâm lí

Sự hình thành và phát triển của các cấu trúc tâm lí mới của cá nhân trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn phát triển tâm lí của cá nhân cĩ các đặc trưng sau:

7.1. Các đặc trưng của một giai đoạn phát triển

Mỗi giai đoạn phát triển tương ứng với một hoạt động chủ đạo của cá nhân.

Mỗi giai đoạn trước được đặc trưng bởi các cấu trúc tâm lí mới mà ở các giai đoạn trước đĩ chưa cĩ.

Trong mỗi giai đoạn phát triển đều cĩ thời điểm rất nhạy cảm, thời điểm thuận lợi nhất để cá nhân hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lí điển hình của giai đoạn đĩ.

Ở thời điểm chuyển tiếp giữa hai giai đoạn lứa tuổi thường xuất hiện sự khủng hoảng.

7.1. Các giai đoạn phát triển tâm lí cá nhân

Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lí của cá nhân thường căn cứ vào đặc trưng mối quan hệ, sự tương tác giữacá nhân với các yếu tố của mơi trường và vào đặc trưng hoạt động của cá nhân để phân chia các giai đoạn phát triển. Tiêu chí để phân chia các giai đoạn ở đây là: Đối tượng chủ yếu trong quan hệ mà cá nhân hướng tới trong quá trình phát triển: các đồ vật hay con người; Hoạt động chủ đạo trong lứa tuổi.

Dựa theo những tiêu chí này cĩ thể phân chia sự phát triển tâm lí cá nhân cĩ thể chia thành 9 giai đoạn:

Stt Giai đoạn lứa tuổi Hoạt động chủ đạo 1. Thai nhi

2. Hài nhi (0 – 1 tuổi) Quan hệ chủ yếu là sự gắn bĩ mẹ - con (giao lưu xúc cảm trực tiếp)

3. Ấu nhi (1- 3 tuổi) Lớp quan hệ chủ yếu là mẹ và người lớn, thế giới đồ vật. Tương tác mẹ - con và hành động với đồ vật là hành động chủ đạo.

4. Mẫu giáo (3 – 6 tuổi) Quan hệ xã hội và thế giới đồ vật. Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo.

5. Nhi đồng (6 – 11 tuổi) Hoạt động chủ đạo là học tập.

6. Thiếu niên (11- 15 tuổi) Tri thức khoa học và thế giới bạn bè. Hoạt động học tập và quan hệ bạn bè là chủ đạo.

7. Thanh niên (15 – 25 tuổi) Tri thức khoa học – nghề nghiệp; quan hệ xã hội; hoạt động học tập – nghề nghiệp. Trong đĩ hoạt động xã hội là hoạt động chủ đạo.

8. Trưởng thành (25 – 60 tuổi) Nghề nghiệp và quan hệ xã hội. Hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội. 9. Tuổi già (sau 60 tuổi) Quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu cac hoc thuyet tam ly con nguoi (Trang 112 - 114)