5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý công tác giảm nghèo tại một số địa phương và bà
học kinh nghiệm cho huyện Phú Bình
1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý công tác giảm nghèo tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Công tác giảm nghèo trong các năm gần đây tiếp tục được cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp, các đoàn thể huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang và nhân dân huyện Hiệp Hòa. Các dự án, chính sách, hoạt động hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo được triển khai đồng bộ, kịp thời. Công tác truyền thông về giảm nghèo tích cực hơn, phù hợp với giai đoạn mới, giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đa phần người nghèo, hộ nghèo đã chuyển biến về nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Các văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh và cụ thể hóa các chính sách, quy định của tỉnh được ban hành kịp thời, đầy đủ đã tạo bước đột phá trong huy động sự tham gia chung sức của người dân thực hiện mục tiêu chương trình.
Công tác huy động nguồn lực được chú trọng ngay từ khâu lập kế hoạch thực hiện các chương trình. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân bổ bảo đảm công
29
khai, minh bạch, đúng hướng dẫn, các dự án hợp phần được đầu tư hỗ trợ đúng địa bàn, đối tượng, đúng chế độ, chính sách. Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ phát triển sản xuất để tự lực vươn lên thoát nghèo góp phần ổn định kinh tế, từng bước giảm nghèo bền vững
Trong thực hiện các dự án, cách làm của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là chuyển dần từ phương thức hỗ trợ cho không sang có sự tham gia của người dân, hỗ trợ sinh kế. Đó là hỗ trợ đào tạo nghề, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm; cho vay vốn ưu đãi lãi suất để chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh. Sự thay đổi đó đã tác động tích cực đến người dân, thúc đẩy người dân chủ động, nỗ lực hơn tạo ra sự chuyển biến về chất trong công tác giảm nghèo.
Những năm qua, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và triển khai các chính sách giảm nghèo. Mô hình kinh tế mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân xuất hiện ngày càng nhiều. Hộ nghèo toàn huyện giảm từ 9,27% còn 3,02% (giảm bình quân 1,56%/năm) trong 5 năm qua. Đồng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện được người dân sử dụng có hiệu quả.
(Báo cáo công tác giảm nghèo Phòng Lao động TB &XH huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang).
Đảng ủy và chính quyền, đoàn thể huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm đến duy trì kết quả, nâng chất lượng giảm nghèo. Mặc dù đạt nhiều kết quả, thực tế triển khai chương trình vẫn gặp những khó khăn, thách thức. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số địa phương thiếu tính chủ động, chưa quyết liệt; có dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Tại các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng ĐBKK hạ tầng cơ sở phát triển sản xuất vẫn còn những khó khăn; việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ chậm, việc làm mang tính thời vụ; năng suất lao động trong nông nghiệp vẫn ở mức thấp, nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra.
30
Thực hiện đúng phương châm của Ban chỉ đạo huyện là không để trường hợp nào gặp rủi ro, hoạn nạn mà không được quan tâm hỗ trợ kịp thời; không để con em các gia đình nghèo phải bỏ học; đặc biệt là không để ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình thoát nghèo.
1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý công tác giảm nghèo tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Thị xã Phổ Yên là một huyện của tỉnh Thái Nguyên, trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Phổ Yên đã có những chuyển biến tích cực, vươn lên đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế phát triển mạnh, bộ mặt đô thị có nhiều đổi thay, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.
Với mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, thời gian qua, thị xã đã triển khai và thực hiện đồng bộ, đa dạng, hiệu quả các giải pháp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện để người nghèo vươn lên phát triển kinh tế. Bình quân mỗi năm, Thị xã giảm được 2% hộ nghèo theo kế hoạch đề ra.
Đối với các vùng nông thôn, nguyên nhân chính dẫn đến cái nghèo là người dân thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất. Do vậy thời gian qua, cùng với việc triển khai, thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo của Nhà nước, địa phương cũng ưu tiên, bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để người dân yên tâm sản xuất. Cùng với đó, Thị xã đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội. Thị xã đặc biệt quan tâm hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở, trao bò sinh sản… cho hộ đặc biệt khó khăn giúp họ đảm bảo cuộc sống.
Trong năm 2019, toàn Thị xã có 2.000 hộ nghèo được vay vốn phát triển kinh tế với tổng số tiền hơn 90 tỷ đồng. Từ nguồn ngân sách của tỉnh và địa phương, Thị xã cũng dành hơn 3 tỷ đồng hỗ trợ người dân vùng khó khăn (ở các xã: Thành Công, Vạn Phái, Minh Đức, Phúc Thuận…) về cây, con giống và mua sắm nông cụ. Thông qua các phong trào, hoạt động của Ủy ban MTTQ và các tổ chức hội, đoàn thể đã thu hút sự quan tâm, giúp đỡ của các cá nhân, tập thể, cộng đồng doanh nghiệp trong công tác giảm nghèo. (Số liệu từ báo cáo NHCS Phổ Yên).
31
Căn cứ vào thực tiễn ở mỗi địa phương, Thị xã cũng chỉ đạo các ngành, cơ quan chuyên môn có kế hoạch hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo làm ăn theo hướng điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề có hiệu quả, phù hợp. Điển hình như xã Minh Đức, ngay từ đầu năm, xã đã chỉ đạo các xóm thực hiện rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo từng nhóm cụ thể để tìm nguyên nhân, từ đó có cách giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời. Với lợi thế vườn đồi, thời gian qua, xã đã khuyến khích, vận động bà con cải tạo, đưa các loại cây ăn quả cho năng suất cao vào trồng với diện tích 136ha nhằm cải thiện thu nhập. Nhờ được vay vốn ưu đãi, tham gia các lớp tập huấn, nhiều hộ đã mạnh dạn mở rộng diện tích, áp dụng kỹ thuật công nghệ sinh học vào trồng bưởi diễn, thanh long ruột đỏ, cam vinh… cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 40 triệu đồng/người/năm (năm 2018 là 34 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,2%. (Số liệu Phòng Lao động TB &XH thị xã Phổ Yên)
Là một trong những địa phương có các khu, cụm công nghiệp phát triển lớn mạnh, hằng năm, cùng với công tác đào tạo nghề, Thị xã còn làm tốt công tác kết nối cung - cầu lao động giữa doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là lao động thuộc diện nghèo và cận nghèo. Bình quân mỗi năm, hơn 300 lao động thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo được tuyển dụng vào làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Thị xã, với mức lương bình quân đạt 5-7 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài việc thực hiện tốt các chương trình, dự án giảm nghèo, việc hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng được Thị xã thực hiện có hiệu quả. Theo đó, Thị xã đã lắp đạt 72 cụm loa truyền thanh mới tại các xóm thuộc vùng khó khăn, nhằm tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân với kinh phí hơn 700 triệu đồng; gần 5.000 hộ nghèo và cận nghèo được tiếp cận, cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số mặt đất. Hằng năm, Thị xã cũng thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời chính sách liên quan đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.
Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được tăng cường đầu tư, đời sống người nghèo từng bước được cải thiện. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Thị xã còn 2,43% (năm 2018 là 3.72%); thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn đạt gần 50 triệu đồng/người/năm (năm 2018 là hơn 45 triệu đồng). Nhằm thu hẹp khoảng cách giữa khu
32
vực nông thôn và thành thị, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%, thời gian tới, Thị xã tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, giúp người nghèo tiếp cận thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội, trước hết là về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt. Thực hiện rà soát, phân loại nhóm hộ nghèo theo nguyên nhân để đề ra giải pháp hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, phấn đấu đào tạo nghề cho hơn 3.000 lao động nông thôn, trong đó lao động là hộ nghèo, hộ chính sách là gần 900 lao động. Thị xã cũng sẽ trích từ nguồn ngân sách số tiền gần 2 tỷ đồng chuyển sang Ngân hàng Chính sách - Xã hội Chi nhánh Thị xã để tăng nguồn vốn giải quyết việc làm cho người dân…