Bài học kinh nghiệm về quản lý công tác giảm nghèo cho huyện Phú

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Bài học kinh nghiệm về quản lý công tác giảm nghèo cho huyện Phú

tỉnh Thái Nguyên

Việc học tập, nghiên cứu lý luận và bài học kinh nghiệm giảm nghèo ở một địa phương trong nước để từ đó nhận diện được các nguyên nhân dẫn đến nghèo cũng như rút ra một số bài học kinh nghiệm, từ đó xây dựng những giải pháp giảm nghèo mới phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo điều kiện tốt để huyện Phú Bình có thể hoàn thành tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, cụ thể như sau:

Theo đó trong quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo cần phải tiến hành điều tra chu đáo, cặn kẽ để xây dựng được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác trên phương diện bám sát với nhu cầu thực tế. Nguồn tài chính cho công tác giảm nghèo bền vững cần có sự đầu tư giải ngân kịp thời để hỗ trợ cho người nghèo tại địa phương. Tập trung đầu tư cho công tác dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề, hướng nghiệp cho các hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số. Đặc biệt, nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thực tế cho thấy lực lượng cán bộ làm công tác giảm nghèo ở một số xã, thị trấn còn thiếu năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; sự phân công nhiệm vụ còn chồng chéo nhau, phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc… Do đó, phải tập trung làm tốt hoạt động tổ chức, cán bộ, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững các cấp, đặc biệt là hoàn thiện bộ máy giảm nghèo cấp phường, đây là cấp trực tiếp thực hiện công tác giảm nghèo là một trong những yếu tố chính tạo nên sự thành công trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

33

Phải thấy rõ vấn đề giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài của cấp ủy, chính quyền huyện Phú Bình. Đó là điều kiện tiên quyết tác động đến nhiều mục tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội, liên quan đến hoạt động các ngành và các cấp. Để đạt được hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng; thực hiện chính sách giảm nghèo ở cơ sở cần đạt hiệu quả thực chất, chủ động giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.

Tập trung quan tâm kịp thời, triệt để đối với công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động là biện pháp căn bản để thoát nghèo bền vững. Đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chương trình, dự án đầu tư với mục tiêu giảm nghèo. Tăng cường triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các hộ nghèo về giá trị thực tế từ việc vươn lên thoát nghèo, giảm nghèo bền vững. Để Cấp ủy, Chính quyền ở huyện Phú Bình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững có hiệu quả cần phải huy động được tất cả nguồn lực của sự phát triển của toàn xã hội làm sao để người nghèo có thể tiếp cận với các nguồn lực đó một cách nhanh nhất. Ngoài ra, cần khuyến khích, nâng đỡ sự phát triển của các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì đây là nơi thu hút nhiều lao động và là những thành phần thường bị yếu thế trong xã hội. Cần tạo điều kiện để các cơ sở, doanh nghiệp đó tiếp cận dễ dàng và bình đẳng với những biện pháp hỗ trợ về tín dụng, thông tin về thị trường, về kỹ thuật...

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường bộ máy quản lý nhà nước, đơn giản hóa các thủ tục hành chính... nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài quận. Thông qua đó hình thành các doanh nghiệp, xưởng sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp người lao động có cuộc sống tốt hơn với thu nhập cao hơn.

34

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 44)