Xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện

Tập trung giải quyết tốt an sinh xã hội, vấn đề bức xúc xã hội, chú trọng giải quyết tốt vấn đề lao động, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trong huyện tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở, điều kiện sống, thông tin). Trong đó, ưu tiên hỗ trợ 100% gia đình chính sách đạt mức sống trên chuẩn cận nghèo của người dân trên địa bàn huyện.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền huyện Phú Bình, cùng với việc xây dựng và ban hành các chính sách của Đảng, Nhà nước và hệ thống văn bản chỉ đạo hướng dẫn của HĐND-UBND tỉnh Thái Nguyên. Đảng bộ và chính quyền huyện Phú Bình cũng đồng thời xây dựng kế hoạch về thực hiện các chính sách tại địa phương. Xây dựng Kế hoạch Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và thực hiện chính sách chính sách xã hội giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13; Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Kế hoạch 1625/KH-UBND ngày 15/02/2016 về việc thực hiện triển khai Nghị quyết Nghị quyết số 90/2016/NQ-HĐND ngày 10/02/2016 về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.

UBND huyện Phú Bình ban hành Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2016 về thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững của huyện, giai

54

đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục- đào tạo, y tế, việc làm - bảo hiểm xã hội, nhà ở, nước sạch, thông tin), nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quận; đảm bảo giảm nghèo bền vững và chỉ tiêu cụ thể như sau: Giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới của Chương trình giảm nghèo bền vững của quận giai đoạn 2016-2020, bình quân 2%/năm. Việc xây dựng chương trình, hoạt động lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch chương trình giảm nghèo bền vững đã giúp định hướng, hướng dẫn các cấp cơ sở thực hiện công tác giảm nghèo một cách đồng bộ, có hiệu quả cao. Thực tế, việc giao chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm được xem là động lực để các cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân vận dụng hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, quyết tâm thoát nghèo. Việc giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cho cấp cơ sở, đó là thước đo để đánh giá công tác giảm nghèo bền vững và là thang điểm thi đua để bình xét các danh hiệu thi đua. Nhưng mặt trái của nó cũng đang lộ diện khi mà không ít cấp phường, vì thành tích, vì chạy theo chỉ tiêu nên kết quả giảm nghèo không thực chất. Như vậy, công tác giảm nghèo không thật sự mang tính bền vững, không giải quyết cụ thể những thiếu hụt của người nghèo...

- Cấp tỉnh: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 125/KH-UBND ngày 25/01/2016 về việc thực hiện triển khai Nghị quyết số 85/2016/NQ-HĐND ngày 15/01/2016 về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.

Các sở, ban ngành của tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ cùng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 theo những lĩnh vực đã được phân công.

- Cấp huyện: Hầu hết các huyện, thành phố, thị xã đã xây dựng ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, kiện toàn ban chỉ đạo giảm nghèo.

Thực hiện nhiệm vụ của Đảng ủy và chính quyền huyện Phú Bình, Theo Kế hoạch giảm nghèo gia đoạn 2016-2020 thì UBND huyện Phú Bình hằng năm có ban hành kế hoạch hực hiện nhiệm vụ cụ thể:

55

- Kế hoạch 1542/KH-UBND ngày 10/8/2017 về việc thực hiện Kế hoạch giảm nghèo năm 2017. Kế hoạch 1824/KH-UBND ngày 16/8/2018 về việc thực hiện Kế hoạch giảm nghèo năm 2018. Kế hoạch 1984/KH-UBND ngày 18/8/2019 về việc thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm 2019

Bảng 3.5. Xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo từ năm 2017-2019

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Kế hoạch KQ Thực hiện TH/ KH (%) Kế hoạch KQ Thực hiện TH/ KH (%) Kế hoạch KQ Thực hiện TH/ KH (%) Số hộ nghèo Hộ 3.320 3.362 1,3 2.536 2.589 2,1 1.732 1.781 2,8 Số hộ cận nghèo Hộ 5.065 5.398 6,6 4.405 4.664 5,9 2.115 2.250 6,4 Kinh phí triển khai thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm Triệu đồng 150 120 -20 165 135 -18.2 180 150 -16,7 Hô trợ tiền điện cho hộ nghèo Triệu đồng 4.520 4.580 50 4.890 4.800 -90 5.620 5.550 -70 Số lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được giải quyết việc làm Người 65 80 23,1 100 125 25 125 165 32 Số hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm Y tế % 100% 100% 0 100% 100% 0 100% 100% 0 Tỷ lệ hộ nghèo có nước sinh hoạt hợp vệ sịnh % 70% 75% 6,6 75% 80% 6,6 85% 95% 11,7

56

Qua số liệu có thể thấy rằng, số hộ nghèo theo kế hoạch đã xây dựng trong các năm thì năm 2017 là 3.320 hộ nghèo; năm 2018 là: 2.536 hộ nghèo năm 2019 là: 1.732 hộ nghèo theo sự chỉ đạo và đề nghị thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện Phú Bình trong công tác công tác giảm nghèo đã diễn ra cơ bản đạt hiệu quả cao. Năm 2017 đã thực hiện vượt kế hoạch 1,3%, Năm 2018 đã thực hiện vượt kế hoạch 2,1%. Năm 2019 đã thực hiện vượt kế hoạch 2,8%.

Số hộ cận nghèo theo kế hoạch đã xây dựng trong các năm thì năm 2017 là 5.065 hộ cận nghèo; năm 2018 là: 4.485 hộ cận nghèo năm 2019 là: 2.115 hộ cận nghèo theo sự chỉ đạo và đề nghị thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện Phú Bình trong công tác công tác giảm nghèo đã diễn ra cơ bản đạt hiệu quả cao. Năm 2017 đã thực hiện vượt kế hoạch 6,6%, Năm 2018 đã thực hiện vượt kế hoạch 5,9%, Năm 2019 đã thực hiện vượt kế hoạch 6,4%,

Trong đó số hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thể bảo hiểm Y tế 100%. Tỷ lệ hộ nghèo có nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo kế hoạch năm 2017 là 70%, năm 2018 là 75 %, năm 2019 85% trên thực hiện triển khai thực hiện thì kết quả đạt được, Năm 2017 đã thực hiện vượt kế hoạch 6,6%, Năm 2018 đã thực hiện vượt kế hoạch 6,6%, Năm 2019 đã thực hiện vượt kế hoạch 11,7%.

Số lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được giải quyết việc làm cũng vượt kế hoạch đã đề ra, góp phần vào công tác giảm nghèo của huyện.

- Cấp xã: Thực hiện kế hoạch của cấp trên, UBND các xã, thị trấn cũng xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo đúng chính sách hiện hành và triển khai về các thôn, xóm.

Qua tìm hiểu thực trạng quản lý công tác giảm nghèo của Huyện Phú Bình, thấy được việc hiện xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn kịp thời, thực hiện triển khai tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên. Kế hoạch giao chỉ tiêu, quy trình rà soát, chấm điểm theo đúng tiêu chuẩn về cấp xã, thị trấn góp phần vào kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo qua các năm của huyện. Thể hiện ở kết quả giảm nghèo qua các năm (2017-2019), huyện luôn hoàn thành chỉ tiêu mà UBND tỉnh giao. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện hưởng đúng, đủ các chế độ chính sách mà

77

Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy, việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo của huyện Phú Bình được thực hiện tốt.

Đánh giá việc xây dựng kế hoạch của cán bộ huyện là 100% phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. Đánh giá của cán bộ phụ trách cấp xã, thị trấn có ý kiến đánh giá là phù hợp chiếm 71,5%, ý kiến một số kế hoạch chưa phù hợp là 28,5%.

Đánh giá việc xây dựng kế hoạch của cán bộ phụ trách giảm nghèo cấp huyện là 100% kịp thời. Đánh giá việc kế hoạch giảm nghèo có phù hợp điều kiện thực tế ở địa phương của cán bộ phụ trách cấp xã: ý kiến đánh giá kịp thời là 95,2%, ý kiến một số chính sách chưa kịp thời là 4,8%.

Đánh giá việc phối hợp của các ngành trong công tác xây dựng kế hoạch là 100% kịp thời đối với cán bộ phụ trách cấp huyện. Đánh giá việc phối hợp của các ngành trong công tác xây dựng kế hoạch của cán bộ cấp xã: ý kiến đánh giá phối hợp tốt là 28,6%, ý kiến phối hợp đạt yêu cầu là 47,6%, ý kiến về việc phối hợp chưa tốt là 23,8%.

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện đánh giá của cán bộ cấp xã, thị trấn về sự phối hợp giữa các ngành trong xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo

78

Đánh giá của hộ nghèo về việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo

Bảng 3.13. Đánh giá của hộ nghèo về việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo

Chỉ tiêu Hộ nghèo Số lượng (người) Tỷ lệ %

1.Có thực hiện xây dựng Kế hoạch

giảm nghèo

Có 100 100

Không

2.Kế hoạch giảm nghèo có phù hợp điều kiện thực tế ở địa phương hay không?

Phù hợp 85 85

Một số KH không phù hợp 13 13

Hoàn toàn không 2 2

3.Kế hoạch giảm nghèo được ban hành kịp thời

Kịp thời 90 90

Không kịp thời 10 10

4.Sự phối hợp của các ngành trong công tác xây dựng kế hoạch

Phối hợp tốt 54 54

Phối hợp đạt yêu cầu 36 36

Sự phối hợp chưa tốt 10 10

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của đề tài)

Qua kết quả điều tra khảo sát lấy ý kiển của một số hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình cho thấy cho, việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo của các xã, thị trấn được thực hiện tốt.

79

Kết quả đánh giá về kế hoạch giảm nghèo: có 85% hộ nghèo đánh giá phù hợp điều kiện thực tế ở địa phương, có 13% hộ nghèo có ý kiến một số kế hoạch chưa phù hợp; 2% ý kiến kế hoạch hoàn toàn không phù hợp.

Kết quả đánh giá việc ban hành kế hoạch giảm nghèo: Hộ nghèo có đánh giá là kịp thời là 90%, ý kiến 10% không kịp thời

Sự phối hợp của các ngành trong công tác xây dựng kế hoạch: Đánh giá của hộ nghèo có 54% ý kiến đánh giá phối hợp tốt, 36% đánh giá phối hợp đạt yêu cầu, 10% đánh giá sự phối hợp chưa tốt.

Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện đánh giá của hộ nghèo về sự phối hợp giữa các ngành trong xây dựng kế hoạch

+ Qua đánh giá, lấy ý kiến của cán bộ phụ trách quản lý công tác giảm nghèo và hộ nghèo trên địa bàn cho thấy việc lập kế hoạch được thực hiện rất tốt bên cạnh đó còn có hạn chế: Do hiệu sự phân công nhiệm vụ ở các cấp đối với quản lý công tác giảm nghèo đều là kiêm nhiệm. Trách nhiệm Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp còn chưa cao; sự phối hợp các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững còn chưa nhịp nhàng do vây việc ban hành Kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo nhiều khi còn chậm, chưa kịp thời để có thể đáp ứng được với yêu cầu của thực tế.

80

3.4.4. Đánh giá của đối tượng diều tra về việc triển khai thực hiện kế hoạch về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình. giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình.

* Đánh giá của cán bộ phụ trách quản lý công tác giảm nghèo về việc triển khai thực hiện kế hoạch về giảm nghèo.

Bảng 3.14. Đánh giá của cán bộ phụ trách quản lý công tác giảm nghèo điều tra triển khai thực hiện kế hoạch về giảm nghèo

Chỉ tiêu Cấp xã Cấp huyện Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ %

Đánh giá như thế nào về hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quản lý

công tác giảm nghèo như thế nào?

Hoạt động tốt 15 71,4 4 100

Đạt yêu cầu 5 23.8

Chưa tốt 1 4.8

Yếu kém

Người nghèo có được tiếp cận dễ dàng, đầy đủ đối với những chính sách giảm nghèo đang được triển khai trên địa bàn thị xã không? Rất dễ dàng 2 9,5 Dễ dàng 16 76,1 4 100 Khó khăn 2 9,5 Rất khó khăn 1 4,9 Việc tổ chức thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững tại địa phương có khó khăn không?

81 Chỉ tiêu Cấp xã Cấp huyện Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Thuận lợi 14 66,7 Khó khăn 4 19,1 Rất khó khăn

Ông/ bà cho biết các hộ nghèo sau khi được hưởng thụ các chính sách giảm nghèo bền vững của địa phương thì đời sống của họ có được cải thiện không? Mức độ cải thiện như thế nào?

Cải thiện nhiều 15 71,4 4 100

Cải thiện không nhiều 4 19,1

Không cải thiện 2 9,5

Có được nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý công tác giảm nghèo

Thường xuyên 16 76,1 4 100

Không thường xuyên 5 23,9

Không có hoạt động nào

Việc cấp kinh phí để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của địa phương có được kịp thời không?

Rất kịp thời 10 47,7

Kịp thời 9 42,8 4 100

Không kịp thời 2 9,5

82

Qua kết quả khảo sát, lấy ý kiến đối với cán bộ làm công tác giảm nghèo huyện về hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quản lý công tác giảm nghèo 100% hoạt động tốt. Ý kiến của cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo ở các xã, thị trấn đã đánh giá về hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quản lý công tác giảm nghèo huyện Phú Bình cụ thể là: 71,4 % hoạt động tốt và 23,8 % đạt yêu cầu, 4,8 % hoạt động chưa tốt.

Đánh giá về các hộ nghèo nghèo có được tiếp cận dễ dàng, đầy đủ đối với những chính sách giảm nghèo đang được triển khai trên địa bàn huyện, cán bộ cấp huyện đánh giá 100% hộ nghèo dễ dàng tiếp cận các chính sách đang được triển khai, thực hiện trên địa bàn huyện. Đối với ý kiến của cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo các xã, thị trấn là 9,5 % rất dễ dàng tiếp cận, 76,1% ý kiến cho là dễ dàng,9,5% ý kiến là khó khăn và 4,9 % rất khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách.

Việc tổ chức thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững tại địa phương với tỷ lệ phiếu đánh giá tốt ở cấp huyện là 100% không có khó khăn, cấp xã, thị trấn là 19,1 % gặp khó khăn và 66,7% ý kiến là thuận lợi và 14,2% rất thuận lợi thực hiện chính sách.

Mức độ cải thiện đời sống của các hộ nghèo sau khi được hưởng thụ các chính sách giảm nghèo bền vững của địa phương với tỷ lệ phiếu đánh giá tốt ở cấp huyện là 100% cải thiện nhiều, cấp xã, thị trấn là 71,4 % cải thiện nhiều; 19,1% cải thiện không nhiều và 9,5% ý kiến đánh giá là không cải thiện.

Đánh giá việc nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý công tác giảm nghèo: Đối với cán bộ phụ trách cấp huyện là: 100% ý kiến tổ chức thường xuyên được nâng cáo nghiệp vụ. Đánh giá ý kiến của cán bộ phụ trách cấp xã, thị trấn là: 76,1% ý kiến thường xuyên được nâng cao nghiệp vụ và 23,9% ý kiến việc nâng cao nghiệp vụ không thường xuyên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)