Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp so sánh

Trong luận văn phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích, tính toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động qua các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau. Cùng một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Để thấy được biến động của công tác giảm nghèo qua các năm của huyện Phú Bình (Từ năm 2017-2019).

Do đó các số liệu tác giả thu thập được sẽ được sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh để nhìn nhận rõ ràng, đầy đủ, thấu đáo hơn về quản lý công tác giảm nghèo. Thông qua phương pháp này ta rút ra được các kết luận về hiệu quả của công tác giảm nghèo, trước và sau khi thực hiện các chính sách giảm nghèo của Nhà nước;

38

b. Phương pháp thống kê mô tả.

Trong luận văn, phương pháp này được dùng để xử lý và phân tích các con số của các hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vận động của giảm nghèo trong những năm 2017-2019 trên địa bàn huyện Phú Bình (Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo qua các năm, số lượng hộ nghèo qua các năm…). Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Trên cơ sở đó có đánh giá mức độ tác động của các chính sách giảm nghèo đang được huyện áp dụng có tác động như thế nào đối với các hộ nghèo.

Ngoài ra tác giả sử dụng các phương pháp: Quan sát, phân tích tổng hợp….

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)