Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Tác giả thu thập các thông tin, số liệu có sẵn đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có bước đầu hình dung thực trạng đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án…

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình từ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Chi cục Thống kê, UBND xã, thị trấn,...

Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ các niên giám thống kê (Chi cục Thống kê), các báo cáo tổng kết, sách báo, tạp chí, truy cập mạng internet, số liệu thống kê của các phòng ban trong thị xã, xã và các hộ sản xuất.

Tác giả thu thập số liệu thứ cấp như: Số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về công tác giảm nghèo; Báo cáo của Phòng

35

Lao động Thương binh Xã hội huyện Phú Bình, các bài báo số bài báo trên các tạp chí khoa học.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.

Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên tác giản sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn thông qua bảng hỏi.

- Mục tiêu điều tra:

Mục tiêu của việc thu thập số liệu sơ cấp là tiến hành điều tra để thống kê, tổng hợp phân tích những quan điểm, đánh giá về những thành công, hạn chế của cán bộ làm công tác giảm nghèo và một số hộ nghèo về quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình.

- Đối tượng điều tra:

Đối tượng điều tra là các cán bộ làm công tác giảm nghèo từ huyện đến các xã, thị trấn và các hộ nghèo trên địa bàn huyện.

- Nội dung điều tra:

Điều tra cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo về 4 nội dung quản lý như sau: Xây dựng và ban hành các chính sách thực hiện công tác giảm nghèo; Xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo; Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch về giảm nghèo; Kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý công tác giảm nghèo và thực hiện chế độ báo cáo và phối hợp giữa các cấp.

Điều tra, đánh giá của cán hộ nghèo được sử dung để dánh giá 3 nội dung: Xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo; Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch về giảm nghèo; Kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý công tác giảm nghèo và thực hiện chế độ báo cáo và phối hợp giữa các cấp.

- Mẫu điều tra:

Để bao trùm đối tượng làm công tác giảm nghèo, hộ nghèo xã, tác giả áp dụng chọn mẫu tổng thể ngẫu nhiên, tổng là 25 cán bộ phụ trách quản lý công tác giảm nghèo huyện Phú Bình và các xã, thị trấn và 100 hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình.

36

+ Đối với 25 cán bộ phụ trách quản lý công tác giảm nghèo, bao gồm: 01 đồng chí là (Phó chủ tịch UBND huyện Phú Bình phụ trách công tác giảm nghèo; 03 đồng chí là cán bộ phụ trách quản lý công tác giảm nghèo thuộc Phòng lao động TB &XH huyện Phú Bình và 21 đồng chí là cán bộ công chức cấp xã, thị trấn phụ trách quản lý công tác giảm nghèo.

Bảng 2.1. Số lượng cán bộ điều tra

STT Tên xã, thị trấn Hộ nghèo Tổng số cán bộ làm công tác giảm nghèo Số cán bộ điều tra 1 UBND huyện Phú Bình (Phó chủ tịch

phụ trách công tác giảm nghèo) 1 1

2 Phòng lao động TB &XH 3 3

3 Các cán bộ làm công tác giảm nghèo

tại các xã, thị trấn 21 21

Tổng cộng 25 25

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

+ Đối với hộ dân nghèo: Do điều kiện thời gian có hạn, để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra 100 phiếu đại diện thuộc 5 xã: xã Tân Hòa, xã Tân Kim, xã Bàn Đạt, xã Tân Thành, xã Nga My.

Năm xã trên đều là những xã có số dân đông và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao trên địa bàn huyện Phú Bình. Số hộ nghèo 5 xã trên chiếm 40.4% (719/1781) hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện. Để điều tra đánh giá đạt kết quả cao luận văn đã chọn điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 100 hộ nghèo trên địa bàn 5 xã trên.

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài.

Bảng 2.2. Số lượng hộ điều tra

STT Tên xã, thị trấn Hộ nghèo Tổng số hộ Số hộ điều tra 1 Xã Tân Hòa 116 20 2 Xã Tân Kim 150 20 3 Xã Bàn Đạt 238 20 4 Xã Nga My 117 20 5 Xã Tân Thành 98 20 Tổng cộng 719 100

37

- Cách thức điều tra:

Tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến 21 cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo tại 21 đơn vị xã, thị trấn. 4 cán bộ công chức huyện Phú Bình. Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tìm thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài

Điều tra được thực hiện bằng phiếu điều tra (phỏng vấn) trực tiếp đối tượng cần điều tra: là cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, cấp xã, thị trấn và một số hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)