5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý công tác giảm nghèo
Tăng cường hơn nữa phối hợp giữa các cấp và các ngành trong quản lý công tác giảm nghèo tại huyện Phú Bình. Tăng cường cơ chế hoạt động giữa các cấp các ngành trong hoạt động quản lý công tác giảm nghèo, đồng bộ và thống nhất dẫn từ cấp và ngược lại. Phải có sự kết hợp, nắm rõ các điều kiện của từng đơn vị để có thể huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, nội lực trong dân và chính người nghèo; tránh quan điểm trông chờ, ỷ nại vào nguồn vốn ngân sách vẫn còn tồn tại ở một số địa phương và người nghèo.
Tăng cường số lượng các đoàn kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các chính sách giảm nghèo tại các địa phương để từ đó nắm rõ và đưa ra được các phương án giảm nghèo cụ thể, kịp thời, thu được hiệu quả cao. Để kết quả kiểm tra, giám sát được khách quan, trong thời gian tới Phú Bình cần thực hiện một số vấn đề sau: Công khai các Chương trình, Dự án, nhất là nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách. Việc công khai sẽ giúp cho các cơ quan thực hiện quyền kiểm tra, giám sát dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin làm nền tảng cho việc đưa ra các kết luận kiểm tra, giám sát. Đồng thời việc công khai, minh bạch cần phải gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực hiện, đây là tiền đề để xác định quyền hạn cũng như trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào quá trình thực hiện chính sách. Công khai thông tin về quá trình chính sách cũng là tạo điều kiện cho người dân có điều kiện để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý công tác giảm nghèo là điều kiện thuận lợi cho người dân nhất là người nghèo có được thông tin để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với những hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về xóa đói giảm nghèo của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện chính sách.
105
Trong quá trình thực hiện kiểm tra giám sát, nhất thiết phải có sự tham gia của đại diện các tổ chức đoàn thể ở địa phương đặc biệt là sự tham gia của đại diện người dân như: Già làng, trưởng bản hoặc đại diện người nghèo, hộ nghèo. Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và của chính các đối tượng chính sách trong hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững sẽ làm cho hoạt động này trở nên minh bạch hơn, tránh bao biện hoặc hạn chế những biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình kiểm tra, giám sát.