5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Xây dựng và ban hành các chính sách thực hiện công tác giảm nghèo trên
địa bàn huyện Phú Bình
Nhà nước thực hiện việc xây dựng và ban hành các chính sách quản lý công tác giảm nghèo. Năm 1988 lần đầu tiên giảm nghèo đã trở thành một chính sách nằm trong chính sách xã hội của quốc gia. Từ đó đến nay, công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định như: luôn đạt và vượt mực tiêu đề ra qua các giai đoạn, hoàn thành vượt mức mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo trước 10 năm… Từ năm 1992 đến năm 1998 với rất nhiều nỗ lực, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam bình quân mỗi năm giảm từ 2 đến 3%. Đến hết năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam là 9,45%.
TRƯỞNG BAN
PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN
PHÓ BAN TT CÁC ỦY VIÊN
BAN CHỈ ĐẠO CẤP PHƯỜNG
- Trưởng Ban: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND (kiêm nhiệm).
- 02 Phó Ban và các ủy viên (kiêm nhiệm).
- 01 cán bộ phụ trách hoạt động giảm nghèo
47
Đại hội lần thứ VIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công tác xóa đói giảm nghèo, xác định phải nhanh chóng đưa các hộ nghèo thoát ra khỏi hoàn cảnh túng thiếu và sớm hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước; Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”; Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của chính phủ và các chương trình phát triển kinh tế xã hôi khác. Ngày 29/5/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ - CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Trong đó khẳng định: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cánh chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Ngày 24/6/2014 Quốc hội có Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Với quan điểm chỉ đạo và những giải pháp đồng bộ như vậy, sẽ đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2015, đến năm 2020. Từ những chủ trương và chiến lược trên chúng ta có thể thấy một số quan điểm cụ thể trong công tác chỉ đạo, triển khai công tác XĐGN của Đảng và Nhà nước ta như sau: Xóa đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trương kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời chủ động tạo ra các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo. Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của ngươi nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng
48
đồng nghèo. Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án XĐGN bằng các nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững”. Nghị quyết số 538/2018/UBTVQH14 ngày 19/7/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2019; Nghị quyết số 574/NQ-UBTVQH14 ngày 13/9/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018”.
Trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, cho thấy sự cần cần thiết phải có những đổi mới trong quan điểm xây dựng chính sách giảm nghèo. Do đó, Nhà nước đã có những thay đổi chính sách giảm nghèo theo từng giai đoạn cụ thể, để phủ hợp với điều kiện thực thi chính sách. Thể hiện ở những tiêu chuẩn đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo (Đến nay Việt Nam đã trải qua 7 lần thay đổi tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo) và các chính sách của Nhà nước hỗ trợ thoát nghèo (Chính sách Y tế, giáo dục, hỗ trợ sản xuất, hộ trợ việc làm, vay vốn…)
Trong việc hoạch định các chính sách về xóa đói, giảm nghèo cũng đã có những thay đổi rất căn bản. Để nâng cao hiệu quả của chính sách, Chính phủ đã gộp tất cả các chương trình xóa đói, giảm nghèo lại thành một chương trình là “Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020” (Theo Quyết định 1722-QĐ/TTg, ngày 2-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ), với một đầu mối quản lý chung nhất là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Trong đó bao gồm 5 dự án thành phần là: Chương trình 30a (giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện nghèo); Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi); Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.
49
Chính phủ Việt Nam đề ra Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016-2020), với số vốn 41.449 tỷ đồng (đã giao cho chương trình trong 2 năm 2016-2017 là 14.584 tỷ đồng). Ngoài ra, Nhà nước còn bố trí 44.214 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo thường xuyên, hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng. Các địa phương trong cả nước còn huy động được khoảng hơn 7.303 tỷ đồng, trong đó, chi hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo hơn 5.560 tỷ đồng trong các năm 2016 và 2017. Các chương trình như: Xây dựng nông thôn mới, cho các hộ nghèo vay vốn để có sinh kế... đã giúp phát triển hạ tầng ở các vùng quê mà người dân cũng từng bước có sinh kế bền vững. Một điều thú vị là tại Việt Nam, mạng viễn thông 4G, 3G được đưa tới tận vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Có nghĩa là internet tốc độ cao có mặt ở khắp nơi tại Việt Nam với giá rẻ, khiến mọi người dân đều có thể tiếp cận, sử dụng.
Có một thực tế, các địa phương là những cái nôi của cách mạng thường nằm ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, giao thông đi lại chưa thuận lợi, đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán, trình độ dân trí nhìn chung còn chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, thoát nghèo. Hơn nữa, tại những nơi này thường xuyên xảy ra thiên tai, chỉ cần một trận bão, lũ có thể khiến những thành quả xây dựng kinh tế, thoát nghèo trở về con số không. Do đó, để các địa phương trên thoát nghèo bền vững cần nỗ lực thường xuyên của cả hệ thống chính trị và người dân.
Nhằm thực hiện mục tiêu của các Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 16/2012 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết 76/2014/QH13 và Nghị quyết số 80/NQ-CP và Nghị Quyết đảng bộ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020. Và một số các văn bản khác về quản lý công tác giảm nghèo.
* Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
- Cấp tỉnh: Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết số 85/2016/NQ- HĐND ngày 15/01/2016 về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành: Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch 125/KH-UBND ngày 25/01/2016 về việc thực hiện triển khai Nghị quyết Nghị quyết số 85/2016/NQ-HĐND ngày 15/01/2016 về giảm
50
nghèo giai đoạn 2016-2020. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh giao đoạn 2016-2020. Công văn số 4268/UBND-KGVX ngày 22/10/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc chấn chỉnh công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Văn bản số 3325-UBND-KGVX ngày 23/8/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên vê việc tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững. Thực hiện Kết luận số 305/KL/TU ngày 20/6/2018 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về kết quả 02 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.
Các sở, ban ngành của tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ cùng xây dựng kế hoạch triển khai các chính sách trong quản lý công tác giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 theo những lĩnh vực đã được phân công.
- Cấp huyện: Hầu hết các huyện, thành phố, thị xã đã xây dựng chương trình thông qua Nghị quyết và ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, kiện toàn ban chỉ đạo giảm nghèo.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền huyện Phú Bình, cùng với việc xây dựng và ban hành các chính sách của Đảng, Nhà nước và hệ thống văn bản chỉ đạo hướng dẫn của HĐND-UBND tỉnh Thái Nguyên. Đảng bộ và chính quyền huyện Phú Bình cũng đồng thời ra các văn bản về thực hiện các chính sách tại địa phương. UBND huyện đã xây dựng và ban hành: Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và thực hiện chính sách chính sách xã hội giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết 76/2014/QH13; Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Kế hoạch 1625/KH-UBND ngày 15/02/2016 về việc thực hiện triển khai Nghị quyết Nghị quyết số 90/2016/NQ-HĐND ngày 10/02/2016 về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Chương trình số 12-CTr/HU ngày 25 tháng 02 năm 2016 của huyện ủy Phú bình về Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Quyết định thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện giai đoạn 2016-2020 và một số văn bản khác.
51
Thực hiện công tác xây dựng và ban hành các chính sách trên cơ sở thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính sách đã được thực thi trên địa bàn huyện đã đạt đượng kết quả khả quan, chính sách đã tiếp cận và có hiểu quả tốt đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện cụ thể:
* Kết quả giảm nghèo năm 2016-2019 đạt được.
Đầu năm 2017, tổng số hộ nghèo là 3.362 hộ, tỷ lệ 8,82% so với tổng số hộ dân, hộ cận nghèo 5.398 hộ, tỷ lệ 14,16% so với tổng số hộ dân; đến năm 2019 tổng số hộ nghèo là 1.781 hộ, tỷ lệ 4,62% so với tổng số hộ dân, hộ cận nghèo 3.250 hộ, tỷ lệ 8.4% so với tổng số hộ dân. Ta thấy tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 với năm 2019 giảm 4,2%, hộ cận nghèo giảm 5,76% Đây là kết quả khá tích cực trong công tác giảm nghèo của huyện.
Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của Phú Bình qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tỷ lệ hộ nghèo % 8,82 6,75 4,62 Số hộ nghèo Số hộ 3.362 2.589 1.781 Tỷ lệ hộ cận nghèo % 14,16 12,17 8,4 Số hộ cận nghèo Số hộ 5.398 4.664 3.250
(Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Bình)
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ hộ nghèo, hộ cận nghèo qua các năm 2017-2019
52
* Kết quả thực hiện chính sách: Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã được triển khai đến từng thôn, xóm trên địa bàn huyện Phú Bình. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Các chính sách hỗ trợ rất thiết thực đối với công tác thoát nghèo tại địa phương.
Bảng 3.4. Kết qủa thực hiện các chính sách Chính sách Kết quả thực hiện các chính sách Chính sách y tế chăm sóc sức khỏe.
Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, chú trọng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các trạm y tế đã xuống cấp; công tác phòng chống dịch bệnh thường xuyên được quan tâm chỉ đạo. Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế được triển khai thực hiện đúng theo quy định. Tất cả người dân trên địa bàn huyện được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.
Hỗ trợ về y tế: Từ năm 2017 đến năm 2019, huyện đã thực hiện tốt chính sách y tế đối với đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Chính sách hỗ trợ giáo dục- đào tạo.
Cơ sở vật chất trường, lớp học, các trang thiết bị dạy và học cơ bản đáp ứng nhu cầu; chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao; duy trì kết quả và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở; triển khai công tác phổ cập giáo dục THPT. Thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời chính sách hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh, sinh viên.
Hỗ trợ về giáo dục: huyện đã thực hiện hỗ trợ chi phí học tập, miễn, giảm và cấp bù học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP, Nghị định 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 832/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Thực hiện hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg; Quyết định 60/2011/QĐ-TTg.
Chính sách hỗ trợ sản xuất, nhà ở, đất ở.
Thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg. Ngoài ra còn vận động thêm sự đóng góp của cộng đồng, doanh nghiệp, Mặt trận và các hội đoàn thể huyện để hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa cho hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Chính sách hỗ trợ học nghề và giải quyết
việc làm.
Thực hiện mục tiêu phát triển dạy nghề và giải quyết việc làm theo hướng tích cực, có chất lượng và tạo thu nhập cao hơn cho người lao động mở lớp đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng (nông nghiệp và phi nông nghiệp).
Chính sách tín dụng ưu đãi hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn xã, thị trấn. Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã cho hộ vay vốn. Qua việc vay vốn ưu đãi, người dân trên địa bàn huyện có nguồn vốn mua con vật nuôi (bò, heo, gà...), cây giống (keo, quế, bời lời...) để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo. Thu nhập bình quân của người dân được nâng lên rõ rệt năm 2017 đến nay.
53
Qua tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng và ban hành các chính sách của