Tăng cường nguồn lực của Nhà nước hỗ trợ quản lý công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 115 - 117)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Tăng cường nguồn lực của Nhà nước hỗ trợ quản lý công tác giảm nghèo

Chương trình giảm nghèo bền vững không chỉ giải quyết vấn đề dân sinh, mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, hình thành các mô hình giảm nghèo bền vững phù hợp và hiệu quả. Nguồn lực của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và mang tính xúc tác, còn nguồn lực của cộng đồng, của quốc tế có vai trò quan trọng góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững.

Phú Bình cần khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhận hỗ trợ, giúp đỡ huyện, xã nghèo tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và mô hình sản xuất; đào tạo nghề miễn phí và tiếp nhận lao động nghèo vào làm việc để tăng thu nhập cho hộ nghèo, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

Để huy động và phát huy được tối đa nguồn lực cho giảm nghèo, Phú Bình cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của huyện nhằm phát triển rộng rãi các nguồn lực; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác, trong đó quan tâm coi trọng huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp và các kênh vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện. Song song với đó, các đơn vị, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với công tác đảm bảo an sinh xã hội và phát triển cộng đồng.

Ngoài các nguồn lực trong nước và nguồn hỗ trợ tài chính của cộng đồng quốc tế, điều quan trọng hơn là chúng ta cần tiếp thu có hiệu quả sự trợ giúp kỹ thuật của bạn bè quốc tế và cần nhân rộng bài học kinh nghiệm, mô hình giảm nghèo bền vững, qua đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền

106

vững của công tác giảm nghèo. Xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo bền vững cần được các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người dân đặc biệt quan tâm và thúc đẩy lên một tầm cao mới, nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mọi người dân trong việc giải quyết vấn đề giảm nghèo bền vững hiện nay.

4.2.4. Tăng cường công nghệ thông tin, tuyên truyền quản lý công tác giảm nghèo

Nâng cao nhận thức của người nghèo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giúp người nghèo nắm bắt được thời cơ, phát huy hiệu quả của chính sách giảm nghèo để từ đó giúp họ tự thoát nghèo. Từ thực tế, để nâng cao nhận thức người thuộc diện hộ nghèo, kể cả hộ không thuộc diện hộ nghèo cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Phải đổi mới phương pháp, hình thức và nội dung tuyên truyền. Trong đó công nghệ thống tin đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong điều kiện hiện nay.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân nói chung và đặc biệt các hộ nghèo nói riêng nhằm giúp họ nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện đối với việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong giai đoạn tới. Tuyên truyền, động viên, vận động các hộ nghèo tự lực, tự cường nâng cao ý thức cố gắng nỗ lực không trông chờ ỷ lại vào xã hội bằng cách vượt qua khó khăn vươn lên thoát nghèo. Các hoạt động tuyên truyên cần thực hiện qua các hướng sau:

- Sử dụng các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng như; truyền hình, báo, đài phát thanh địa phương làm thay đổi dần về nhận thức cách nghĩ, cách làm nhằm từng bước nâng cao dân trí cho nhân dân trong toàn xã, nhất là vùng đồng bào DTTS.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, sân khấu hóa với chủ đề giảm nghèo bền vững, đồng thời phổ biến các chương trình, mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đến người dân. Các chương trình tuyên truyền này nên giao cho các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội như: Hội khuyến nông, Hội Nông dân, Phụ nữ ...

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động cho phong trào đổi mới tư duy, đổi mới phương thức làm ăn và hướng dẫn cách thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

107

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)