5. Kết cấu của luận văn
3.5.1. Những điểm hạn chế, tồn tại trong Quản lý công tác giảm nghèo trên địa
bàn huyện Phú Bình
- Hạn chế trong việc xây dựng và ban hành chính sách quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình.
92
Công tác chỉ đạo điều hành chương trình giảm nghèo mang tính chất liên ngành dẫn đến việc phối hợp, thống nhất cơ chế quản lý thực hiện gặp khó khăn, nhất là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải xin ý kiến nhiều sở ngành nên thường kéo dài thời gian.
Một số cơ chế, chính sách giảm nghèo ban hành chưa phù hợp với địa phương, từng nhóm đối tượng đặc thù, ví dụ như việc tỷ lệ trẻ em là đồng bào DTTS có thẻ BHYT cao hơn rất nhiều so với trẻ em là người Kinh nhưng tỷ lệ đi khám chữa bệnh lại thấp hơn khá nhiều và khoảng cách càng ngày càng giản ra, Điều này cho thấy, mặc dù đã có chính sách hỗ trợ mua miễn phí thẻ BHYT nhưng thực tế là họ vẫn khó tiếp cận được các dịch vụ y tế. Yêu cầu đặt ra ở đây là cần tăng cường cung cấp dịch vụ y tế cho những vùng sâu, vùng xa. Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo tuy nhiều nhưng phân tán chưa tạo động lực về sinh kế cho hộ nghèo tự vươn lên
- Hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo.
Do hiệu sự phân công nhiệm vụ ở các cấp đối với quản lý công tác giảm nghèo đều là kiêm nhiệm. Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp còn chưa cao; sự phối hợp các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững còn chưa nhịp nhàng do vây việc ban hành Kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo nhiều khi còn chậm, chưa kịp thời để có thể đáp ứng được với yêu cầu của thực tế.
- Hạn chế trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch về quản lý công tác giảm nghèo
Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo tại một số địa phương vẫn còn tình trạng chạy theo thành tích, chưa làm tốt công tác điều tra, rà soát và bình xét hộ nghèo dẫn đến tình trạng còn sai sót, áp đặt phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo.
Phân công cán bộ làm công tác giảm nghèo tại địa phương đều là cán bộ kiêm nhiệm, Các thành viên ban chỉ đạo chưa thực sự thấy được vai trò của công tác giảm nghèo. Liên hệ giữa các đơn vị trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại đại phương chưa thực sự tốt. Vì vậy việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách giảm nghèo; điều tra, rà soát hộ nghèo và công tác thông tin, báo cáo còn nhiều lúng túng.
Công tác quán triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về giảm nghèo hiệu quả chưa cao, chưa quyết liệt, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ,
93
chưa có chính sách khen thưởng, động viên người dân vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận của người dân trên địa bàn miền núi còn nhiều hạn chế nên công tác tuyên truyền, hướng dẫn cũng gặp những khó khăn nhất định. Tính trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước còn nặng nề trong nhân dân.
Nguồn lực thực hiện hoạt động giảm nghèo chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay, còn phân tán, dàn trải, chưa ưu tiên để giải quyết những vấn đề bức xúc nhất, địa bàn trọng điểm nhất.
- Hạn chế trong việc kiểm tra giám sát, chế độ báo cáo và phối hợp giữa các cấp việc thực hiện quản lý công tác giảm nghèo.
Hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát của huyện trong thực hiện chính sách giảm nghèo chưa cao: mức độ, tần suất thực hiện các hoạt động giám sát, đánh giá chưa nhiều, việc kiểm tra giám sát còn mang tính hình thức, nể nang, chưa có biện pháp xử lý mạnh nhằm góp phần chấn chỉnh những sai phạm. Hiệu quả hoạt động Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp còn chưa cao; sự phối hợp các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững còn chưa nhịp nhàng; cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm (thường là do cán bộ Văn hóa xã hội đảm nhiệm luôn công tác giảm nghèo, mà khối lượng công việc của lĩnh vực văn hóa xã hội tương đối nhiều)
3.5.2. Nguyên nhân, yếu tố dẫn tới hạn chế của quản lý công tác giảm nghèo * Những nguyên nhân/yếu tố khách quan
Điều kiện kinh tế - xã hội.
-Trên địa bàn huyện Phú Bình số lao động chủ yếu làm nghề sản xuất nông nghiệp với phong tục tập quán, phương thức sản xuất còn giản đơn, tập quán lao động sản xuất của đồng bào chậm được thay đổi; bên cạnh đó năng lực/nhận thức của của hộ nghèo trên địa bàn huyện còn hạn chế nên có tính trông chờ ỷ lại vào nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên để thoát nghèo. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn manh mún, chưa đồng bộ do nguồn lực có hạn dẫn đến việc thực hiện một số Dự án trên địa bàn còn kéo dài, chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảm nghèo của huyện
-Cơ chế chính sách của Nhà nước.
-Một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn manh mún, mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ. Trong việc thực hiện các đề
94
án phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các đơn vị chủ trì thực hiện Đề án chư có sự phối hợp, lồng ghép trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo
-Hội nhập kinh tế, thiên tai, biến đổi khí hậu.
-Diễn biến thời tiết, khi hậu phức tạp; tác động suy thoái kinh tế, biến động giá cả; do đổi mới khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng đến việc làm của người dân cũng làm tăng nguy cơ rơi vào nghèo đói.
-Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, diện tích đất trồng trọt ít và khó canh tác, vị trí địa lý của huyện khó kết nối thị trường, khó hội nhập và trao đổi giao lưu kinh tế.
* Những nguyên nhân/yếu tố chủ quan
* Bộ máy quản lý.
-Thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo ở các cấp chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm, đối với cấp xã thiếu tính ổn định; hoạt động chủ yếu là bộ phận chuyên trách thường trực, các thành viên trong Ban chỉ đạo chưa thực sự phát huy vai trò và trách nhiệm của ngành, đơn vị mình trong phối hợp hoạt động giảm nghèo; số lượng cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững tại cấp xã còn ít so với yêu cầu về nhiệm vụ, công việc được giao.
-Công tác lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở một số xã, chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, không có kế hoạch, giải pháp giảm nghèo cụ thể cho từng thôn, nhóm hộ nghèo; chưa thực sự coi giảm nghèo bền vững hiện nay là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
-Công tác quán triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về giảm nghèo có lúc chưa thường xuyên, chưa quyết liệt, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, chưa có chính sách khen thưởng, động viên người dân vươn lên thoát nghèo.
* Phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong công tác giảm nghèo.
-Phối hợp, phối hợp giữa các cấp và các ngành trong quản lý công tác giảm nghèo còn thiếu tính nhịp nhàng, đồng bộ và thống nhất dẫn đến thiếu phối hợp giữa cấp tỉnh với cấp huyện, giữa cấp huyện với cấp xã và ngược lại.
-Chưa khai thác, huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, chưa phát huy được nội lực trong dân và chính người nghèo; quan điểm trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách vẫn còn tồn tại ở một số địa phương và người nghèo.
95
-Số lượng các đoàn kiểm tra, giám sát chưa tương xứng với khối lượng công việc, chưa có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và các đối tượng chính sách trong quá trình kiểm tra, giám sát.
* Nguồn lực của nhà nước hỗ trợ quản lý công tác giảm nghèo.
Do Việt Nam ta là nước đang phát triển, với tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao tập trung chủ yếu ở vùng núi có, do đó khi ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn về vốn, chính sách còn nhiều bất cập chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của một số hộ nghèo, hộ cận nghẻo ở một vùng miền.
Năng lực và khát vọng của người nghèo.
Trên đia bàn huyện Phú Bình đa số người thuộc hộ nghèo đều có trình độ học vấn rất thấp, thường thiếu hiểu biết và thiếu khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn để phục vụ cho sản xuất tạo thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.
Ý thức của người nghèo trên đại bàn huyện Phú Bình còn chưa được cao chưa chủ động vươn lên của thoát nghèo còn có tỉnh ỷ lại vào việc nhận hỗ trợ của Nhà nước..
96
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu, tăng cường quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình
4.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý công tác giảm nghèo
Đẩy mạnh quản lý công tác giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo được Đảng, Nhà nước Việt Nam xác định là nhiệm vụ trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị, xã hội, sự nỗ lực của toàn dân, nhằm tăng giàu, bớt nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ở Việt Nam, việc xoá đói, giảm nghèo đang hướng mạnh tới thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Đây là vấn đề có liên quan tới công bằng, bình đẳng xã hội, ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị. Vấn đề này được nhấn mạnh trong nhiều văn kiện của Đảng, trở thành hệ thống quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định, thực hiện kinh tế thị trường phải “thừa nhận trên thực tế... sự phân hoá giàu nghèo nhất định trong xã hội” [3, tr.72], coi đó là một hiện tượng xã hội đang hiện hữu, chi phối đời sống xã hội. Đại hội chỉ rõ, khuyến khích các tầng lớp nhân dân vươn lên làm giàu, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo gắn với mục tiêu “phải luôn luôn quan tâm bảo vệ lợi ích người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, coi trọng xoá đói giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đều khá giả” [3, tr.73]. Đại hội lần thứ IX, đã có bước phát triển mới: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có thể tự phát triển, tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội” [4, tr.163]. Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục chỉ rõ và đề ra mục tiêu cụ thể: “Khuyến khích mọi người làm giàu theo
97
pháp luật, thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đói, giảm nghèo”, “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển” [5, tr.101]; phấn đấu đến năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 10 - 11% (năm 2005, tỉ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 22%).
Đặc biệt, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra định hướng cơ bản: “Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch về mức sống giữa nông thôn với đô thị” [6, tr.124,125]. Chỉ tiêu phấn đấu cụ thể: “Tỉ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm” [6, tr.33]; dựa trên cơ sở sự định hướng chiến lược “Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn. Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển; điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư” [6, tr.79].
Như vậy, Đảng ta đã có cách nhìn ngày càng toàn diện và đưa ra những chủ trương, biện pháp thiết thực để xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo trên cơ sở tiến hành đồng bộ các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền với phát triển văn hoá - xã hội; chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường trợ giúp với đối tượng yếu thế; tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
4.1.2. Phương hướng tăng cường quản lý công tác giảm nghèo
Xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững gắn liền với đặc thù của huyện Phú Bình. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch xây dựng phải được xuất phát từ thực
98
tiễn do đó bước khảo sát là cần thiết trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch giảm nghèo. Tiến hành khảo sát trước khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sẽ cho chúng ta một bức tranh tổng thể về vấn đề quan tâm. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thời gian tới cần lưu ý tập trung giải quyết ba vấn đề lớn là: hoàn thiện cơ chế xác định đối tượng nghèo, xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch xuất phát từ yêu cầu thực tế và phạm vi nguồn lực cho phép, có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý.
- Phương hướng xây dựng và ban hành chính sách quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình.
Việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo phải được kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa việc xây dựng, ban hành các chính sách thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư; đồng thời có cơ chế, chính sách giảm nghèo phù hợp đối với từng khu vực. Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình giảm nghèo trong giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025, xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể, phân cấp, phân công tránh nhiệm rõ ràng cho các ngành, các địa phương, tăng cường vai trò tham gia của các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp, mỗi đơn vị gắn với một địa phương nhằm giám sát, đánh giá và hỗ trợ địa phương khó khăn và có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Phương hướng xây dựng kế hoạch quản lý công tác giảm nghèo.
Phải bảo đảm tính bền vững của chương trình, gắn liền việc giảm nghèo với bảo vệ môi trường sinh thái để tăng mức độ phát triển bền vững. Giảm nghèo phải