Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 112 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý công tác giảm nghèo

- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo ở các cấp, duy trì hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo; phân công trách nhiệm cụ thể cho trưởng ban, phó ban và từng thành viên trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình. Định kỳ hàng tháng, tổ chức họp giao ban, đánh giá những việc đã làm được, những nhiệm vụ cần đặt ra trong tháng tiếp theo.

Thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã cần được truyền đạt kịp thời, đầy đủ các chủ trương, giải pháp và chỉ đạo giảm nghèo của cấp trên thông qua cuộc họp hoặc bằng văn bản. Củng cố, kiện toàn cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp theo hướng có bộ máy chuyên trách làm công tác giảm nghèo nhưng không tăng biên chế được giao ở các cấp:

+ Cấp huyện: thành lập Văn phòng giảm nghèo đặt tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội giúp việc Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện, biên chế từ 1- 2 cán bộ chuyên trách;

+ Cấp xã: ngoài 01 công chức Văn hóa - Xã hội, cần có thêm chế độ phụ cấp cho 01 cán bộ theo dõi giảm nghèo cấp xã,

-Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Đảng bộ, chính quyền huyện Phú Bình cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo giảm nghèo tại địa phương, cụ thể như sau:

Xác định đúng trọng tâm, trọng điểm để ra nghị quyết, chủ trương đúng đắn về xoá đói, giảm nghèo. Mục tiêu cơ bản Đảng bộ và chính quyền huyện Phú Bình về công tác lãnh đạo giảm nghèo giai đoạn từ nay đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 3%. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng bộ và chính quyền huyện Phú Bình phải xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, những lĩnh vực trọng điểm, đột phá để ban hành các nghị quyết, quyết định đúng đắn và kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung các nguồn lực đầu tư trọng điểm, đồng bộ nhằm đem lại hiệu quả cao.

103

Chỉ đạo các xã cụ thể hoá Nghị quyết của huyện về thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo. Trên cơ sở nghị quyết và quán triệt nghị quyết của Đảng bộ huyện về giảm nghèo bền vững, Đảng bộ các xã, thị trấn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện. Việc cụ thể hóa nghị quyết của huyện phải được thể hiện rõ mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, bước đi và cách làm cụ thể; đồng thời phải chỉ đạo các thôn, bản xây dựng kế hoạch triển khai đến từng hộ gia đình, phân công các ban, ngành của xã phụ trách các thôn, bản, tăng cường vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả nghị quyết của cấp trên. Cùng với việc lãnh đạo các xã, thị trấn cụ thể hóa nghị quyết của Huyện về giảm nghèo bền vững, cần tiếp tục đẩy mạnh phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ huyện, các cơ quan, phòng ban, ngành, đoàn thể của huyện tăng cường giúp các xã khó khăn, trực tiếp giúp xã thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo nội dung nghị quyết của huyện. Tập trung giúp xã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm, tình hình đặc thù của xã; từ đó xác định những bước đột phá để ưu tiên phát triển.

Đẩy mạnh công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Đẩy mạnh sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo thực hiện giảm nghèo bền vững hiện nay không chỉ là cơ sở cung cấp thực tiễn cho sinh động để nâng tầm lý luận, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn là điều kiện kiên quyết cung cấp các cơ sở khoa học để các cấp xác định chiến lược, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Để nâng cao hiệu quả quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, tăng cường trách nhiệm của chủ thể quản lý nhà nước. Hằng năm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để xác định đối tượng thụ hưởng chính sách,, phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo để tham mưu biện pháp hỗ trợ cho phụ hợp, thưởng xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tới đối tượng thụ hưởng.

Các cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo bền vững, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi, thực hiện. Trong đó, tập trung ba nhóm chính sách: hỗ trợ phát triển sản

104

xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin trên địa bàn huyện.

Tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững cấp xã, huyện. Thực hiện công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm đảm bảo chính xác, đúng quy định.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)