Kỹ thuậtnuôi trai ngọc

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 36 - 40)

1. Kỹ thuật lấy giống

Bãi lấy giống: bãi lấy giống trai phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Vị trí: vùng vịnh ít sóng gió, có nguồn nước lưu thông tốt, giàu thức ăn và phải có nhiều trai bố mẹ phân bố.

- Điều kiện môi trường:

+ Độ mặn: độ mặn thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của trai ngọc là 25 – 30ppt. + Nhiệt độ thích hợp trong khoảng: 10 – 350C

+ pH: thích hợp cho sinh trưởng của trai là 7.5 – 8.5. + Độ sâu: tốt nhất là -1m đến - 4m nước.

+ Chất đáy: chất đáy tốt nhất là cát, cát sạn.

Ngoài ra khu vực bãi lấy giống phải đảm bảo không có nguồn nước thải công nghiệp chảy vào và không cản trở giao thông.

Mùa vụ lấy giống: từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Phương pháp lấy giống

- Lấy giống ở đáy (S):

+ Nguyên tắc: rải vật bám trên nền đáy.

+ Yêu cầu của vật bám: trai có thể bám trên bất cứ vật rắn nào có trong nước, do đó khả năng sử dụng vật bám để lấy giống rất rộng rãi. Tuy nhiên vật bám phải đảm bảo các yêu cầu sau: sạch, không có chất độc, không có mùi vị lạ, cứng, nháp, sẵn có, giá rẻ, sử dụng tiện lợi và phù hợp với điều kiện tự nhiên của bãi nuôi.

Ngoài ra, khi làm vật bám để lấy giống trai ta phải chú ý đến đặc điểm trai là loài có đặc tính hướng âm. Do đó, ấu trùng bám của trai sẽ bám nhiều ở phía mặt âm hơn, vì vậy ta phải chú ý tạo ra vật bám có nhiều mặt âm. Các loại vật liệu có thể làm vật bám là: vỏ thân mềm, đá, gạch, ngói, cọc xi măng, gỗ…

o Lấy giống ở bãi cạn:

+ Vị trí: vùng trung triều đến vùng hạ triều.

+ Tiến hành: khi nước cạn ta san bãi thành luống, sau đó cắm cọc đánh dấu. Khi nước lên dùng thuyền chở vật bám rải đều. Khi nước xuống ta tiến hành chỉnh lý xếp lại các vật bám, xếp 4 – 5 vật bám thành một cụm, khoảng cách giữa hai cụm là 20 – 30cm.

o Lấy giống ở bãi sâu:

+ Vị trí: từ hạ triều trở xuống.

+ Tiến hành: dùng thuyền chở vật bám rải đều trên nền đáy. - Lấy giống lập thể (V):

+ Nguyên tắc: treo vật bám trong nước.

+ Làm dây vật bám: vỏ hầu, ngói… tiến hành đục lỗ, sau đó rửa sạch rồi sâu dây + Lấy giống bằng dàn: sử dụng cọc gỗ, tre để làm giàn treo dây vật bám. Chiều dài của giàn là 10m, chiều rộng 0.8m. Trên giàn treo dây vật bám cách nhau 20cm, dây vật bám cách đáy ≥ 50cm. Chiều dài dây vật bám là 1.5m.

+ Lấy giống bằng bè: sử dụng cọc tre và phao nổi làm bè, diện tích 50m2. Bốn đầu bè sử dụng neo để cố định. Trên bè treo các dây vật bám để lấy giống, khoảng cách giữa các dây vật bám là 20cm, khi thủy triều rút dây vật bám cách đáy ≥ 50cm.

Ương giống: đối với hai phương pháp lấy giống ở đáy và lấy giống lập thể thì trong quá trình ương giống phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Không để trai bị vùi lấp.

- Nếu mật độ trai giống quá dầy thì phải san thưa.

- Khi trai giống đạt kích thước 1cm thì ta chuyển trai sang ương trong các lồng ương. Lồng ương có hình trụ không đều, khung bằng thép được bọc nhựa, đường kính miệng lồng là 30 – 40cm, đường kính đáy lồng là 40 – 50cm, chiều cao lồng là 10 – 20cm. Xung quanh và đáy của lồng ương có bọc lưới với kích thước mắt lưới 2a=1-1.5cm.

Hình 2.2: Dàn ương giống trai ngọc

- Quản lý và chăm sóc: trong qúa trình nuôi chất bẩn, rong hay các sinh vật bám bám vào lồng ương làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trai nên ta phải định kỳ vệ sinh lồng ương: dùng dao cạo nhẹ bề mặt lồng rồi dùng bàn chải nhựa rửa sạch lưới của lồng ương.

Trong qúa trình ương giống nếu độ mặn xuống thấp hơn 12ppt vào mùa mưa lũ thì ta phải di chuyển lồng ương đến vùng nuôi mới có độ mặn thích hợp cho sinh trưởng của trai. Nếu nhiệt độ nước vào mùa đông giảm xuống thấp hơn 100C sẽ làm cho quá trình bắt mồi của trai giảm, khi đó ta phải di chuyển lồng ương đến vùng có nhiệt độ cao hơn.

Khi trai giống đạt đến kích thước 3cm thì ta tiến hành thu hoạch và chuyển sang nuôi lớn.

2. Kỹ thuật nuôi thương phẩm trai ngọc (nuôi trai nguyên liệu)

Bãi nuôi:

- Vị trí: vùng cửa sông, eo, vịnh, đầm, phá, nơi nước lưu thông, giàu dinh dưỡng, ít sóng gió.

- Điều kiện môi trường:

+ Độ mặn: trai là loài hẹp muối nên độ mặn thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của chúng là 22 – 35ppt, vào mùa mưa độ mặn không xuống quá 15ppt.

+ Nhiệt độ thích hợp trong khoảng: 10 – 35oC

+ pH: thích hợp cho sinh trưởng của trai là 7.5 – 8.5. + Độ sâu: từ vùng dưới hải triều trở xuống.

+ Chất đáy: cát, cát sạn; cát, ít bùn.

+ Ngoài ra khu vực bãi nuôi phải đảm bảo không có nguồn nước thải công nghiệp chảy vào và không cản trở giao thông.

Đối với trai ngọc chủ yếu sử dụng phương pháp nuôi lập thể: treo các lồng nuôi trên dàn hay bè nuôi.

Cách làm lồng nuôi: lồng nuôi có hình trụ không đều, khung bằng thép được bọc nhựa, đường kính miệng lồng là 30 – 40cm, đường kính đáy lồng là 40 – 50cm, chiều cao lồng là 20 – 30cm. Xung quanh và đáy của lồng có bọc lưới với kích thước mắt lưới 2a = 3cm.

Mật độ nuôi: 100 con/lồng nuôi.

Sử dụng cọc gỗ, tre đóng thẳng hàng theo chiều vuông góc với dòng chảy của nước để tạo thành các giàn nuôi. Khoảng cách mỗi cọc từ 1.5 – 2m. Trên gian treo các lồng nuôi cách nhau 30cm, cách đáy ≥ 50cm. Giàn treo cách mặt bãi khoảng 1 – 2m. Hoặc có thể sử dụng cọc gỗ và phao nổi để làm thành các bè nuôi.

Quản lý và chăm sóc:

- Vệ sinh lồng nuôi: trong qúa trình nuôi chất bẩn, rong hay các sinh vật bám bám vào lồng ương làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trai nên ta phải định kỳ vệ sinh lồng nuôi: dùng dao cạo nhẹ bề mặt lồng rồi dùng bàn chải nhựa rửa sạch lưới của lồng. Đồng thời, phải tiến hành vệ sinh trai: dùng dao cạo sạch sinh vật bám trên vỏ trai rồi dùng bàn chải nhựa rửa sạch vỏ trai. Nếu lồng nuôi quá bẩn thì phải thay lồng nuôi mới.

- Vào mùa mưa lũ nhiệt độ xuống thấp hơn 100C và độ mặn thấp hơn 12ppt thì phải di chuyển lồng nuôi đến vùng mới thích hợp hơn.

- Thường xuyên theo dõi hàm lượng thức ăn và quá trình sinh trưởng của trai: + Hàm lương dinh dưỡng của vùng nuôi nhiều và điều kiện môi trường thuận lợi thì trai sẽ sinh trưởng mạnh: kích thước lớn, phiến sinh trưởng thưa, rõ, vân phóng xạ rõ, đều.

+ Hàm lượng dinh dưỡng ít, điều kiện môi trường bất lợi: kích thước trai nhỏ, phiến sinh trưởng dày, không rõ, vân phóng xạ không rõ. Khi đó, phải di chuyển lồng nuôi đến vùng nuôi mới có điều kiện môi trường thuận lợi và hàm lượng dinh dưỡng cao.

- Thường xuyên kiểm tra lồng nuôi, thiết bị nuôi để kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng và sửa chữa. Tăng cường công tác bảo vệ lồng nuôi khi gần thu hoạch.

Sau một thời gian nuôi, khi trai đạt kích thước 4 – 5cm thì tiến hành san thưa với mật độ: 35 – 40 con/lồng. Khi trai nuôi đạt kích thước 6 – 9cm thì sẽ thu hoạch

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)