Kỹ thuật ương giống sò huyết

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 87 - 89)

IV. Kỹ thuậtnuôi thương phẩm sò huyết

2. Kỹ thuật ương giống sò huyết

- Bãi ương giống sò huyết nên chọn ở vùng hạ triều trong các eo vịnh kín gió, mặt bãi tương đối bằng phẳng, có nguồn nước sạch, lưu thông tốt, giàu sinh vật phù du, gần nơi có nguồn nước ngọt chảy vào và độ mặn trong khoảng 15 – 20ppt. Chất đáy tốt nhất là cát bùn (trên bề mặt nền đáy có lớp bùn màu vàng dày 5 – 10cm là tốt nhất).

- Chuẩn bị bãi ương: trước khi thả sò cần phải cải tạo lại bãi ương. Bãi ương được đắp bờ xung quanh, đào mương và san bãi thành luống. Rồi tháo cạn nước để phơi đáy và bón vôi diệt tạp. Tiếp tục cày xới đất cho tơi xốp rồi lấy nước vào để ngâm rửa bãi trong 5 – 6 ngày. Sau đó, xả cạn bãi rồi bón phân hữu cơ để gây màu nước. Phân hữu cơ sử dụng là phân đã được ủ kỹ với liều lượng 0.5kg/m2.

- Ương giống tạm:

+ Mục đích: để tập trung giống và luyện cho giống quen với điều kiện môi trường khắc nghiệt để tạo thành giống cứng.

+ Mật độ ương: thả giống vào lúc trời mát, mực nước ngập trong bãi khoảng 10 – 30cm để tránh cho sò giống không bị phơi nắng khi chưa kịp chui xuống bùn và hạn chế các thương tổn khi sò tiếp xúc với nền đáy. Dùng thuyền xuôi theo chiều gió để thả sò giống đều trên khắp mặt bãi. Mật độ thả là 30.000 – 50.000 con/m2 đối với sò cỡ 6 – 10 vạn/kg.

+ Quản lý và chăm sóc: thường xuyên khơi mương thay nước cho bãi ương và có các biện pháp xua đuổi các loài địch hại bảo vệ sò giống.

- Ương giống chính thức: sau thời giai ương tạm sò giống được chuyển sang ương chính thức.

+ Mật độ ương: sò giống được thả vào lúc trời mát, mật độ ương phụ thuộc và kích cỡ của sò. Nếu cỡ sò là 6 vạn con/kg thì mật độ ương là 18 – 22 triệu con/1.000m2, sò cỡ 4 vạn/kg thì mật độ ương là 13 – 18 triệu con/1.000m2, sò cỡ 2 vạn con/kg thì ương với mật độ 10 triệu con/1.000m2.

+ Quản lý và chăm sóc: định kỳ khơi mương thay nước cho bãi ương và bón phân hữu cơ ủ kỹ với liều lượng: 0.1 – 0.5kg/m2/15 ngày. Thời giai đầu của quá trình ương phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của sò giống thông qua việc quan sát màu sắc của nền đáy.

o Nếu nền đáy có màu xanh: tảo đáy phát triển quá mạnh sẽ không tốt cho sự phát triển của sò giống. Phải sử dụng các biện pháp cơ học như cào đáy để hạn chế bớt sự phát triển của tảo đáy.

o Nếu nền đáy có màu trắng bạc: màu vỏ của sò giống khi bị chết. Phải thu sò và cải tạo lại bãi ương cho đợt ương giống sau.

o Nếu nền đáy có màu nâu hơi đen, phớt hồng: chứng tỏ sò giống sinh trưởng và phát triển tốt.

Thường xuyên kiểm tra công trình nuôi để kịp thời sửa chữa khi xảy ra sự cố. Tăng cướng công tác bảo vệ khi gần thu hoạch sò. Sau khoảng 2 tháng ương sò đạt cỡ 300 – 500 con/kg thì sẽ thu hoạch để chuyển sang nuôi lớn.

3. Kỹ thuật nuôi thương phẩm sò huyết

Nuôi ở bãi (vùng triều):

- Chuẩn bị bãi nuôi: bãi nuôi được khoanh thành vùng kín bắng lưới hoặc đăng tre. Chiều cao của lưới hay đăng tre là 0.5m so với nền đáy và phải được vùi sâu xuống nền đáy 0.3m. Kích thước của mắt lưới và đăng tre phải nhỏ hơn kích thước của sò giống.

- Mật độ thả: khi mát trời, bãi nuôi ngập nước thì tiến hành thả giống. Mật độ nuôi là 100 – 150 con/m2 đối với sò giống cỡ 300 – 500 con/kg.

+ Trong quá trình nuôi rác, chất bẩn và các sinh vật bám sẽ bám vào đăng tre và lưới vì vậy định kỳ phải vệ sinh đăng, lưới để cho nước lưu thông đảm bảo cho quá trình bắt mồi của sò.

+ Trong quá trình nuôi sò giống có tập tính di chuyển từ các vùng nước nông xuống các vùng nước sâu hơn gây ra hiện tượng phân bố không đều của sò giống. Vì vậy phải sử dụng cào gỗ để chỉnh lý lại sự phân bố của sò trong bãi nuôi và kết hợp với thu tỉa thả bù để đảm bảo duy trì mật độ nuôi phù hợp.

+ Thường xuyên kiểm tra đăng tre và lưới của vùng nuôi để kịp thời sửa chữa nếu có hư hỏng. Tăng cường công tác bảo vệ bãi nuôi khi gần thu hoạch.

Nuôi trong ao đầm: có thể sò riêng hay nuôi chung với ao đầm nuôi tôm sú. - Diện tích nuôi: ao nuôi có diện tích 500 – 1.000m2 và diện tích của đầm nuôi là khoảng 20.000 m2.

- Cải tạo ao, đầm nuôi: tương tự như cải tạo bãi ương giống.

- Mật độ nuôi: với kích cỡ sò giống là 300 – 500 con/kg thì mật độ nuôi trong ao là 200 – 300 con/m2, trong đầm là 150 – 200 con/m2.

- Quản lý và chăm sóc:

+ Định kỳ thay nước và bón phân cho ao, đầm nuôi. Phân bón sử dụng là phân hữu cơ ủ kỹ, với liều lượng là 0.1 – 0.5kg/m2/30 ngày.

+ Trong quá trình nuôi phải thường xuyên chỉnh lý lại mật độ nuôi, kiểm tra bờ, cống của ao, đầm nuôi để kịp thời sửa chữa nếu hư hỏng và tăng cường công tác bảo vệ khi gần thu hoạch.

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)