VI. Kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo
5. Kỹ thuật cấy nhân
Hình 2.3: Các vị trí cấy nhân ở trai ngọc Pinctada martensii (theo Chuỳ Dã)
Kỹ thuật cấy nhân tròn
- Mở vỏ trai: trước khi tiến hành mở vỏ trai phải tiến hành tăng nhiệt độ, sau đó ta thay đổi nhiệt độ đột ngột khi đó trai sẽ hơi mở mép vỏ ra. Lúc này dùng kìm
1: Các vị trí cấy ngọc; 2: Cơ chân sau bên phải; 3: Cơ chân trước bên trái; 4: Cơ chân trước bên phải; 5: Miệng; 6: Xúc biện ngoài; 7: Chân; 8: Xúc biện trong; 9: Mấu lồi liệu sinh dục; 10: Trụ mang bên phải; 11: Trụ mang bên trái; 12: Tấm mang trong bên trái;13: Màng áo bên phải; 14: Tâm thất; 15: Trực tràng; 16: Tâm nhĩ; 17: Tuyến xoang bao tim; 18: Ống thận; 19: Cơ rút chân; 20: Cơ khép vỏ; 21: Mấu lồi hậu môn; 22: Màng áo bên trái.
lách nhẹ, từ từ vào hai mép vỏ rồi mở từ từ kìm với độ mở từ 1.5 – 2 cm. Khi vỏ trai đã mở đạt kích thước yêu cầu ta dùng chêm gỗ để cố định lại.
- Đưa trai kỹ thuật lên giá cấy và cố định lại.
- Sử dụng bông gòn thấm nước biển sạch để vệ sinh trai ở các vị trí: gờ nội tạng, trước xoang bao tim, gốc xúc biện.
- Kỹ thuật cấy: ta có thể cấy ở 3 vị trí là gờ nội tạng, trước xoang bao tim và gốc xúc biện.
Hình 2.4: Kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo
o Cấy ở gờ nội tạng: kích cỡ nhân cấy ở vị trí gờ nội tạng là cỡ nhân lớn.
+ Mở miệng cấy: sử dụng móc để cố định chân của trai không cho di chuyển, sau đó để mũi dao vào vị trí gianh giới giữa tế bào sắc tố và phần chân phía trong của trai rồi rạch một đường thẳng với độ sâu 1mm, chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng kích thước của nhân cấy.
+ Thông đường cấy: phải tiến hành thông đường cấy trước khi cấy nhân vào. Dùng móc móc miệng cấy, đồng thời đưa kim thông đường vào sâu bên trong đến trước xoang bao tim rồi xoay kim về gờ nội tạng một góc 450. Sau đó rút kim thông đường ra.
+ Cấy hạt: sử dụng kim cấy nhúng vào nước biển sạch rồi đưa kim chạm vào nhân cấy thì nhân cấy sẽ tự động dính vào kim (tùy thuộc vào kích cỡ của nhân cấy mà sử dụng các loại kim cấy khác nhau). Dùng móc móc miệng cấy rồi đưa kim cấy đã dính nhân vào sâu phía trong. Khi nhân cấy đã vào sâu khoảng 1/2 hoặc 1/3 đường cấy thì rút kim cấy ra và đưa kim thông đường vào để đẩy nhẹ nhân cấy vào sâu phía trong. Khi nhân cấy đến vị trí trước xoang bao tim, tiến hành xoay kim về phía gờ nội tạng để cố định nhân cấy ở đó. Sau đó, xoay kim về vị trí ban đầu và rút ra.
+ Cấy miếng màng áo: dùng kim cấy miếng màng áo cắm vào một đầu của miếng màng áo sao cho lớp tế bào biểu bì mặt ngoài của miếng màng áo hướng ra
ngoài. Sau đó đưa kim cấy vào thẳng miệng cấy, khi đến vị trí trước xoang bao tim thì tiến hành xoay một góc 450 về phía gờ nội tạng để cho miếng màng áo dán sát vào gờ nội tạng. Thao tác kỹ thuật phải đảm bảo sao cho miếng màng áo thẳng, không tạo thành các nếp gấp, nếp nhăn. Khi miếng màng áo đã dính sát vào nhân cấy thì xoay kim cấy về vị trí cũ và rút ra khỏi miệng cấy.
o Cấy trước xoang bao tim: kích cỡ nhân cấy ở vị trí này là cỡ nhân trung bình hoặc cỡ nhỏ.
Dùng móc móc miệng vết cấy rồi đưa kim thông đường vào thẳng vị trí trước xoang bao tim, độ dài khoảng 1.5 – 2cm. Sau đó rút kim ra theo chiều ngược lại. Các thao tác kỹ thuật tiếp theo tương tự như ở vị trí cấy trước xoang bao tim.
o Cấy ở góc xúc biện: sử dụng nhân cấy có kích cỡ nhỏ nhất.
Trước tiên dùng móc móc miệng cấy rồi dùng kim thông đường đưa vào trong miệng cấy khi đạt độ sâu khoảng 1 – 1.5cm thì xoay kim một góc 300 lên phía trên xúc biện để tạo vị trí cấy tại đây. Sau đó xoay kim về vị trí ban đầu và rút kim ra theo chiều ngược lại. Các thao tác cấy tiếp theo tương tự như cấy ở vị trí trước gờ nội tạng. Số lượng nhân cấy trên mỗi trai kỹ thuật là từ 1 đến 5 nhân. Nếu chỉ cấy một nhân thì nên cấy ở vị trí gờ nội tạng. Nếu cấy 2 nhân thì cấy một nhân ở gờ nội tạng và một nhân ở trước xoang bao tim. Nếu cấy 3 nhân thì cấy 1 nhân ở gờ nội tạng và 2 nhân ở trước xoang bao tim. Nếu cấy 4 nhân thì cấy 1 nhân ở gờ nội tạng, 2 nhân ở trước xoang bao tim và 1 nhân ở gốc xúc biện. Nếu cấy 5 nhân thì cấy 1 nhân ở gờ nội tạng, 2 nhân ở trước xoang bao tim và 2 nhân ở gốc xúc biện.
Sau khi thực hiện xong các thao tác kỹ thuật cấy ngọc ta phải nhanh chóng rút chêm ra và đem trai kỹ thuật đi nuôi ngay.
Kỹ thuật cấy nhân không tròn
Thao tác kỹ thuật trong quá trình cấy nhân không tròn như: mở vỏ trai, cố định trai trên giá cấy, vệ sinh trai giống như quá trình cấy nhân tròn. Tuy nhiên, qua trình cấy nhân không tròn có sự khác biệt cơ bản so với qúa trình cấy nhân tròn đó là nhân cấy được dán lên mặt trong của vỏ trai nguyên liệu, do đó cần phải chú ý một vài điểm sau: - Trai kỹ thuật sử dụng là loại trai ngọc môi vàng Pinctada maxima Jameson, và trai ngọc môi đen Pinctada maritifera Linne.
- Sau khi cố định trai trên giá cấy thì khi vệ sinh phải tiến hành gạt màng áo về phía trên nội tạng rồi lau sạch mặt trong của phần vỏ mà màng áo vừa gạt lên.
- Phải sử dụng keo để dán nhân lên vỏ trai kỹ thuật, chú ý phải bôi keo vừa đủ. Sau khi dán nhân xong phải vệ sinh lại một lần nữa.
- Nếu cấy ở 2 vị trí đối xứng thì phải cấy lệch nhau để khi khép vỏ thì nhân cấy sẽ không chồng lên nhau.