Kỹ thuậtnuôi trai sau khi cấy ngọc

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 46 - 48)

VI. Kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo

6. Kỹ thuậtnuôi trai sau khi cấy ngọc

Nuôi tạm

Sau khi cấy ngọc, trai kỹ thuật bị tổn thương nên rất yếu. Do đó, cần phải nuôi tạm để cho trai có thời gian phục hồi sức khỏe và kiểm tra kỹ thuật cấy.

Trai được đem nuôi ở vùng có điều kiện môi trường phù hợp, hàm lượng dinh dưỡng nhiều và ít sóng gió. Trai được nuôi theo phương pháp lập thể trong các lồng nuôi làm bằng tre hoăc bằng nhựa hình chữ nhật kích thước 40 x 30 x 10cm. Mật độ nuôi 35 – 40 con/lồng. Các lồng nuôi tạm trai được treo trên giàn hay các bè nuôi, lồng nuôi treo cách mặt nước 2m, khoảng cách giữa các lồng nuôi là 50cm và cách đáy là 50cm khi thủy triều xuống thấp nhất.

Sau 2 hoặc 3 ngày nuôi phải tiến hành kiểm tra xem trai kỹ thuật có bị chết hay không, nhân cấy có bị nhả ra không. Từ đó ta sẽ đánh giá được kỹ thuật cấy ngọc. Sau đó định kỳ 5 ngày kiểm tra một lần. Sau 25 tới 30 ngày nuôi thì sẽ chuyển trai sang giai đoạn nuôi thành ngọc.

Nuôi thành ngọc

Trai được đem nuôi ở vùng có điều kiện môi trường tương tự như vùng nuôi thương phẩm trai. Thường sử dụng hai hình thức nuôi chủ yếu là: nuôi lồng và nuôi xâu tai.

- Nuôi lồng: trai được nuôi theo phương pháp lập thể trong các lồng nuôi làm bằng tre hoăc bằng nhựa hình chữ nhật kích thước 40 x 30 x 10cm và được chia ra thành nhiều ô nhỏ. Mật độ nuôi 35 – 40 con/lồng (mỗi con được nuôi trong một ô riêng biệt). Các lồng nuôi được treo trên giàn hay các bè nuôi, lồng nuôi treo cách mặt nước 2m, khoảng cách giữa các lồng nuôi là 50cm và cách đáy là 50cm khi triều rút.

Hình 2.6: Lồng nuôi trai sau khi cấy ngọc

- Nuôi xâu tai: từng con trai kỹ thuật được khoan lỗ nhỏ ở tai, sau đó được xâu lại với nhau bằng dây cước. Khoảng cách giữa hai con trên dây là 20cm. Sau đó ta đem quấn dây nuôi lên cọc nuôi.Chiều dài của cọc sẽ quyết định chiều dài của dây nuôi và mật độ trai nuôi.

Quản lý và chăm sóc:

- Vệ sinh lồng nuôi và dây nuôi: trong qúa trình nuôi chất bẩn, rong hay các sinh vật bám bám vào lồng và dây nuôi làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trai nên phải định kỳ vệ sinh lồng và dây nuôi: dùng dao cạo nhẹ bề mặt lồng rồi dùng bàn chải nhựa rửa sạch lưới của lồng. Đồng thời, cũng phải tiến hành vệ sinh trai treo trên dây nuôi: dùng dao cạo sạch sinh vật bám trên vỏ trai rồi dùng bàn chải nhựa rửa sạch vỏ trai. Nếu lồng nuôi quá bẩn thì phải thay lồng nuôi mới.

- Vào mùa mưa lũ nhiệt độ xuống thấp hơn 100C và độ mặn thấp hơn 12ppt thì phải di chuyển lồng nuôi và dây nuôi đến vùng nuôi mới thích hợp hơn.

- Thường xuyên theo dõi hàm lượng thức ăn và quá trình sinh trưởng của trai: + Hàm lương dinh dưỡng của vùng nuôi nhiều và điều kiện môi trường thuận lợi thì trai sẽ sinh trưởng mạnh: kích thước lớn, phiến sinh trưởng thưa, rõ, vân phóng xạ rõ, đều.

+ Hàm lượng dinh dưỡng ít, điều kiện môi trường bất lợi: kích thước trai nhỏ, phiến sinh trưởng dày, không rõ, vân phóng xạ không rõ. Khi đó ta phải di chuyển lồng nuôi và dây nuôi đến vùng nuôi mới có điều kiện môi trường thuận lợi và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.

- Thường xuyên kiểm tra lồng nuôi, thiết bị nuôi để kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng để sửa chữa. Tăng cường công tác bảo vệ lồng nuôi khi gần thu hoạch.

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)