Cơ sở khoa học của kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 40 - 41)

VI. Kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo

1. Cơ sở khoa học của kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo

Thuyết nội nhân: theo thuyết này thì nguyên nhân tạo thành ngọc trai là do các nguyên tố bên trong gây ra. Khi màng áo ngoài bị mắc bệnh, một phần tế bào thương bì của màng áo bị bong ra và chìm trong mô liên kết và khi đó các tế bào phân tiết của màng áo ngoài sẽ tiết ra chất dịch ngọc để bao lại và từ sau một thời gian thì sẽ tạo thành ngọc.

Thuyết nội nhân: theo thuyết này thì nguyên nhân tạo thành ngọc là do các nhân tố bên ngoài gây ra một cách ngẫu nhiên. Trong tự nhiên khi một dị vật cứng rơi vào màng áo nó sẽ làm cho tế bào biểu bì mặt ngoài của màng áo lõm xuống, sau đó các tế bào biểu bì mặt ngoài của màng áo sẽ phát triển bao lấy dị vật đồng thời tiết ra tầng ngọc trai bám lấy dị vật từ đó tạo thành ngọc tự nhiên.

Qúa trình trên xảy ra là do dị vât tác động vào tế bào biểu bì mặt ngoài màng áo làm cho tế bào phân tiết ra ngọc.

Như vậy muốn tạo ra ngọc phải tạo nên sự kích thích mô phân tiết chất ngọc để tạo thành các túi ngọc rồi sẽ sinh ra ngọc. Trong điều kiện nhân tạo, tiến hành cấy dị vật và miếng màng áo của trai nguyên liệu vào trai kỹ thuật. Sau khi cấy 2 ngày, tế bào biểu bì mặt trong của miếng màng áo sẽ hòa lẫn với mô liên kết của trai kỹ thuật. Và sau 4 ngày thì tế bào biểu bì mặt ngoài của miếng màng áo sẽ phát triển bao lấy nhân cấy. Sau 7 đến 10 ngày thì sẽ tạo thành ngọc trai nhân tạo.

Các loại ngọc: ngọc trai có nhiều loại khác nhau được phân biệt dựa vào vị trí hình thành và hình dạng của ngọc.

- Ngọc tròn: là loại ngọc thường có hình tròn, được hình thành trong phần thân mềm và không bị dính cố định vào bộ phận nào nên còn gọi là ngọc tự do. Căn cứ vào vị trí hình thành và chất lượng ngọc mà có thể chia làm 4 loại sau đây:

+ Ngọc túi: hình thành ở mép màng áo, phần lớn có hình tròn, kích thước lớn và là loại ngọc tốt nhất.

+ Ngọc tai: hình thành ở màng áo ngoài hay trong các mô ở gần tai vỏ phía dưới bản nề nên còn gọi là ngọc nề. Ngọc nề có thể sinh ra 2, 3 viên ở cùng một chỗ. Loại ngọc này thường nhỏ, hình dáng không đều và chất lượng không tốt lắm.

+ Ngọc thịt: được hình thành trong các sợi thịt, có thể sinh ra hàng chục đến hàng trăm viên không đều nhau ở cùng một chỗ. Loại ngọc này nhỏ, thường méo mó, không nhẵn bóng vì vậy ít có giá trị trang sức mà chỉ có giá trị trong y học.

+ Ngọc bụng: được hình thành trong màng áo gần nội tạng. Loại ngọc này nhỏ và ít có giá trị trang sức.

- Ngọc không tròn: hay còn gọi là ngọc bán cầu. Đây là loại ngọc hình thành ở mặt trong của vỏ, hình dạng rất biến đổi, chất lượng ngọc tương đối tốt.

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)