Bảo vệ nguồn lợi bào ngư

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 78 - 86)

Bào ngư là đối tượng động vật thân mềm có giá trị kinh tế cao và giá trị dinh dưỡng lớn. Do đó, phải có quy định chặt chẽ trong việc khai thác bào ngư từ giai đoạn con non đến giai đoạn trưởng thành để bảo vệ nguồn lợi của bào ngư:

- Không khai thác bào ngư trong mùa sinh sản.

- Qui định kích khai thác bào ngư là lớn hơn hoặc bằng 6cm. - Khoanh vùng luân phiên khai thác.

- Xếp đá tạo thành các hang để cho bào ngư ẩn nấp.

- Cung cấp rong đỏ và rong xanh ở những vùng mà bào ngư phân bố nhiều. - Nghiên cấm khai thác động vật thủy sản bằng chất nổ, hóa chất và bằng xung điện. - Tăng cường sản xuất giống nhân tạo bào ngư để giảm áp lực cho việc khai thác con giống ngoài tự nhiên.

CHƯƠNG V: KỸ THUẬT NUÔI SÒ HUYẾT

(Anadara granosa Linne)

I. Hình thái cấu tạo ngoài

Hình 5.1: Hình thái cấu tạo ngoài của sò huyết Anadara granosa (theo Vương Tử Cực)

1: Tia phóng xạ; 2: Dây nề; 3: Răng nề; 4: Cơ rút chân sau; 5: Cơ khép vỏ sau; 6: Xúc tu màng áo; 7: Trụ mang; 8: Mang; 9: Chân; 10: Đỉnh vỏ; 11: Cơ rút chân trước; 12:Cơ

khép vỏ trước; 13: Khối nội tạng; 14: Xúc biện; 15: Màng áo

1. Vỏ

Vỏ có dạng hình bầu dục, phình to. Hai vỏ bằng nhau, hai cạnh phía lưng hơi gập lại tạo thành góc, mép bụng tròn. Đỉnh vỏ lồi, mũi nhọn uốn cong vào trong và nằm lệch về phía trước. Tia phóng xạ trên vỏ rất phát triển, thường có từ 18 đến 21 tia và trên các tia phóng xạ có rất nhiều nốt sần lên như hạt gạo.

Mặt vỏ màu màu trắng, có phủ lớp biểu bì mỏng màu nâu, vòng sinh trưởng rõ rệt ở mép bụng tạo thành các lớp vảy. Mặt dây nề rộng, cấu tạo bằng chất sừng màu đen nằm ở khớp rãnh. Mặt trong vỏ màu xám trắng, mép vỏ có rãnh sâu tương ứng với các tia phóng xạ của mặt vỏ.

Bản nề thẳng có nhiều rãnh nhỏ, dày. Vết cơ khép vỏ trước nhỏ, hình tam giác. Vết cơ khép vỏ sau to, hình vuông.

2. Màng áo

Màng áo gồm hai tấm đối xứng nhau bao bọc toàn bộ khối nội tạng bên trong. Màng áo dính liền với nhau ở mặt lưng còn các phần khác thì tự do. Mép trước của màng áo tương đối mỏng mép sau dày hơn, các cơ vòng trên, trên màng áo rất phát triển và tương ứng với các mấu lồi của tia phóng xạ.

3. Chân

Sò có chân rất phát triển. Chân to, màu vàng nằm ở giữa xoang màng áo. Mũi của chân cong, nhọn trông như lưỡi dao, ở mặt bụng của chân có một rãnh sâu chạy dọc theo chiều dài của chân.

Vận động co ruỗi của chân nhờ vào hoạt động của 2 đôi co chân trước và sau. Đôi cơ co chân trước là những sợi cơ nhỏ nằm ở phía sau cơ khép vỏ trước, còn đôi cơ co chân sau có dạng dẹp và to hơn, nằm ở phía trước cơ khép vỏ sau.

4. Hệ cơ

Sò huyết có cơ khép vỏ trước và và cơ khép vỏ sau rất phát triển và chúng tồn tại trong suốt vòng đời của chúng. Cơ khép vỏ được cấu tạo từ cơ trơn và cơ vân, chúng có tác dụng đóng mở vỏ và giúp cho vỏ được khép chặt.

- Ngoài ra hệ cơ của sò còn có:

+ Cơ vòng: nằm xung quanh mép màng áo. + Cơ phóng xạ: phân bố dọc theo màng áo. + Cơ co ruỗi chân.

II. Cấu tạo trong 1. Hệ thần kinh

Sò có 3 đôi hạch thần kinh tồn tại trong suốt vòng đời là: hạch thần kinh não, hạch thần kinh nội tạng và hạch thần kinh chân. Hạch thần kinh não nằm ở phía dưới gốc xúc biện, hạch thần kinh nội tạng nằm ở mặt bụng của cơ khép vỏ sau còn hạch thần kinh chân nằm ở phía trước của chân. Các hạch thần kinh này nằm cách xa nhau nên có các dây thần kinh liên kết nối liền và phân nhánh đi đến các bộ phận của cơ thể.

2. Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn của sò huyết là hệ tuần hoàn hở. Tim gồm có một tâm thất, hai tâm nhĩ nằm bên trong xoang bao tim dạng túi chứa đầy chất dịch. Trong máu sò có thể sắc tố hemoglobine nên máu sò có màu đỏ. Đây là đặc điểm khác biệt lớn của sò so với các loài động vật thân mềm khác.

3. Hệ hô hấp

Sò huyết cũng như nhiều loại động vật thân mềm khác hoạt động hô hấp chủ yếu dựa vào mang, ngoài ra chúng còn có thể trao đổi khí dựa vào hệ thống mạch máu phân bố ở màng áo.

Cấu tạo của mang: gồm hai đôi mang tơ đối xứng với nhau nằm ở hai bên của chân, hơi lệch về phía trước và được bao bọc bởi lớp màng áo. Trụ mang dày và rộng, hai đầu nhỏ và hơi nhọn. Nửa trước trụ mang nằm trên màng áo ngoài, nửa sau trụ mang dính vào cơ khép vỏ sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài chức năng hô hấp thì mang còn là cơ quan lọc thức ăn của sò.

4. Hệ tiêu hóa

- Xúc biện: gồm hai đôi hình tam giác, đối xứng hai bên có gốc dính liền nhau. Đôi nằm phía ngoài gọi là xúc biện ngoài, đôi nằm phía trong gọi là xúc biện trong. Mặt đối diện giữa hai tấm xúc biện ngoài và trong có nhiều nếp gấp dài, còn mặt bên kia thì nhẵn.

- Miệng: là một rãnh nằm ngang ở gốc hai đôi xúc biện trong và ngoài. Phía trong có các tế bào thượng bì dài và mỏng, trên đó có các tiêm mao, tuyến chất nhầy ít.

- Thực quản: rất lớn, dẹp và cũng có các tế bào thượng bì giống như ở miệng nhưng các tiêm mao ngắn hơn.

- Dạ dày: dạng túi không có hình dạng nhất định. Bao gồm các manh nang: + Manh nang chọn lọc thức ăn: nằm cạnh dạ dày có một rãnh sâu thông với ruột già. Có tác dụng chọn lọc thức ăn.

+ Manh nang tiêu hóa: gồm một đôi, màu nâu, bao bọc xung quanh dạ dày. Manh nang tiêu hóa gồm nhiều nhánh nhỏ, có hai ống dẫn to thông với dạ dày, chúng có tác dụng hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa nội tế bào.

+ Phiến vách dạ dày: gồm phiến to: mỏng và nhẵn. Phiến nhỏ: dày và có răng. - Ruột: nối liền với dạ dày. Ở sò huyết ruột rất dài và gấp khúc vòng lên phía lưng tạo thành trực tràng, sau đó xuyên qua xoang bao tim rồi vòng qua cơ khép vỏ mở ra ngoài tại hậu môn. Nằm chính giữa ruột là gờ ruột, giữa gờ ruột lõm xuống gọi là rãnh ruột. Tiêm mao của tế bào thượng bì ruột ít biến đổi, tuyến chất nhầy ít.

5. Hệ bài tiết

Cơ quan bài tiết của sò huyết là thận có cấu tạo dạng 2 (xoang sinh dục được nối thông với xoang bao tim và xoang màng áo). Thận gồm một đôi, có dạng túi dài, màu nâu nằm ở hai bên mặt lưng, phía trước của cơ khép vỏ sau. Ống phễu quanh thận một đầu mở ở xoang bao tim có chức năng lọc, còn một đầu nối thông

với xoang sinh dục được mở ra ở xoang màng áo có chức năng vận chuyển các sản phẩm của quá trình bài tiết và các tế bào thành thục sinh dục.

6. Hệ sinh dục

Cơ quan sinh dục của sò về căn bản có thể chia làm 3 bộ phận:

+ Bao noãn (follicle): là những nhánh của ống sinh dục ẩn trong mô liên kết dạng lưới. Đây là nơi mà các nguyên bào sinh dục phát dục tạo thành trứng và tinh trùng.

+ Ống sinh dục (genital canal): gồm nhiều ống nhỏ đối xứng hai bên, có dạng như gân lá phân bố ở quanh nang nội tạng. Đây là nơi chủ yếu tạo ra sản phẩm sinh dục là tinh trùng và trứng.

+ Ống vận chuyển sinh dục (gonoduat): là một ống to được tạo thành từ rất nhiều ống sinh dục. Mặt ngoài của ống được bao bọc bởi mô liên kết và mô cơ. Ống sinh dục mở ở khe niệu sinh dục tại mặt bụng của cơ khép vỏ, phía trong có các tiêm mao có tác dụng vận chuyển trứng và tinh trùng đã thành thục ra ngoài.

II. Một số đặc điểm sinh học khác 1. Phân bố

Sò huyết là loài rộng muối và rộng nhiệt, thường phân bố ở vùng cửa sông, eo vịnh, đầm phá và các bãi triều nơi có nguồn nước ngọt đổ vào. Nhiệt độ thích hợp trong khoảng: 20 – 35oC và độ mặn là từ 10 – 25 ppt, pH: 7.0 – 8.5. Chất đáy là bùn, bùn cát. Sò là loài sống ở độ trong thấp, độ sâu từ vùng trung triều thấp tới -2m nước.

Ở nước ta sò huyết phân bố dọc theo ven biển từ Bắc tới Nam, có nhiều ở môt số vùng sau: Bãi Cháy, Yên Hưng (Quảng Ninh), Hà Nam, Thái Bình, Lạch Trường (Thanh Hoá), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bến Tre, Vũng Tàu…

2. Phương thức sống

Sò huyết là loài sống bán cố định, phương thức sống thay đổi theo các giai đoạn phát triển của cơ thể. Ở giai đoạn ấu trùng chúng sống theo phương thức bơi lội. Khi mới chuyển xuống sống đáy sò có phương thức sống bò lê trên nền đáy và đến khi trưởng thành chúng đào hang sống chui rúc dưới nền đáy ở độ sâu 2 – 4cm. Khi gặp điều kiện sống bất lợi chúng đào hang sâu xuống nền đáy và khi điều kiện sống thuận lợi chúng lại trở lên như cũ.

Thức ăn:

Sò huyết cũng giống như các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác có quá trình phát triển trải qua giai đoạn biến thái, vì vậy thức ăn của chúng thay đổi khác nhau tùy thuộc vào phương thức sống của từng giai đoạn:

- Giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi: thức ăn là các loại thực vật phù du kích thước nhỏ như: monas, platymonas, cryptomonas, chlorella, isochryris

- Giai đoạn trưởng thành: thức ăn là sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ.

+ Thực vật phù du (phytoplankton): Melosira, Coscinodiscus, Rhizosolenia,

Thalassiotrix, Chaetoceros, Biddulphia, Dytilum, Nitzschia, Bacillaria, Skeletonema,

Navicula, Cyctotella

+ Động vật phù du (zooplankton): Copepoda nhỏ, Rotifer và các loại ấu trùng của:

Copepoda, Polychacta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương thức bắt mồi:

Sò là loài sống bám cố định vì vậy phương thức bắt mồi của chúng là bị động bằng cách lọc thức ăn nhiều lần. Chúng không có khả năng chọn lọc thức ăn về chất nhưng lại có khả năng chọc lọc kỹ càng thức ăn theo kích thước lớn nhỏ.

- Lọc lần 1: tại màng áo.

Thức ăn được đi vào theo dòng nước qua mang. Tại đây, các hạt thức ăn cỡ lớn bị đẩy xuống phần gấp nếp trên mép màng áo và được các xúc tu trên màng áo đẩy ra ngoài. Còn các hạt thức ăn cỡ nhỏ đi vào trong mang, các tơ mang sẽ tiết ra chất keo bao lấy chúng. Sau đó các hạt thức ăn này được đưa về mương vận chuyển thức ăn.

- Lọc lần 2: tại mương vận chuyển thức ăn.

Trong quá trình vận chuyển thức ăn từ mương vận chuyển thức ăn tới miệng, các hạt thức ăn có kích thước không phù hợp sẽ bị rơi xuống màng áo và bị các xúc tu đưa ra ngoài cơ thể. Còn các hạt thức ăn cỡ nhỏ tiếp tục được vận chuyển đến xúc biện.

- Lọc lần 3: tại xúc biện

Tại xúc biện thức ăn được chọn lọc một lần nữa. Các hạt thức ăn kích thước lớn bị rơi xuống màng áo rồi được các xúc tu đẩy ra ngoài cơ thể. Còn các hạt thức ăn kích thước nhỏ sẽ được đưa vào miệng và xuống thực quản đến manh nang chọn lọc thức ăn.

Các hạt thức ăn kích thước lớn sẽ theo mương bụng ra ngoài. Còn các hạt thức ăn có kích thước phù hợp sẽ được đưa vào dạ dày. Tại đây nó được tiêu hóa một phần nhờ tác dụng của men tiêu hóa tiết ra từ nang tinh cá. Sau đó thức ăn được chuyển về 2 manh nang tiêu hóa và tiếp tục được tiêu hóa nhờ men tiêu hóa do manh nang tiêu hóa tiết ra.

Cuối cùng thức ăn được tiêu hóa tại ruột, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ. Còn các chất cặn bã sẽ bị đưa ra ngoài cơ thể qua hậu môn.

4. Sinh sản

Sò huyết là loài phân tính đực cái rõ rệt. Tuy nhiên, vào mùa sinh sản ta có thể bắt gặp các cá thể lưỡng tính nhưng số lượng rất ít.

Tuổi thành thục sinh dục của sò thường là 2 tuổi, mùa vụ sinh sản thì rảI rác quanh năm, nhưng tập trung vào hai vụ chính là tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9 dương lịch. Phương thức sinh sản của sò huyết là noãn thai sinh.

Sò huyết là loài dị thể, hoạt động đẻ trứng của cá thể đực và cái tương tự nhau, diễn ra nhờ sự co dãn của cơ khép vỏ. Vỏ mở ra và khép vào nhanh, mạnh tạo thành lực ép làm cho tinh trùng và trứng thoát ra ngoài qua lỗ sinh dục. Dấu hiệu kèm theo sau quá trình đẻ trứng là nước có màu đục kèm theo mùi tanh và sủi bọt.

5. Phát triển phôi và ấu trùng

Sau khi trứng và tinh trùng phóng ra, quá trình thụ tinh xảy ra trong nước. Trứng sò huyết rất bé, trứng mớI đẻ có đường kính khoảng 40 - 50µm. Trứng sau khi đẻ 10 – 15 phút được tinh trùng hoạt động tự do trong nước thụ tinh. Khoảng 25 phút sau khi thụ tinh, ở cực động vật xuất hiện cực cầu 1, 5 phút sau xuất hiện cực cầu 2, sau đó trứng phân chia thành 2, 4, 8…tế bào. Giai đoạn phôi nang, phôi vị xảy ra sau 1 – 3 giờ kể từ lúc thụ tinh.

Sau 6 – 8 giờ ấu trùng Trochophora (ấu trùng bánh xe) xuất hiện, ấu trùng có tiêm mao bao phủ toàn thân và có một tiêm mao dài ở đỉnh. Ban đầu ấu trùng có dạng hình thoi hay bầu dục. Sau đó hình dạng ấu trùng có sự thay đổi. Tiêm mao từ chỗ bao phủ toàn thân chuyển sang tập trung thành vành quanh miệng. Tiêm mao đỉnh vẫn còn. Ấu trùng hình trứng hoặc hơi tròn, vận động xoay tròn nhanh và liên tục.

Ấu trùng Veliger xuất hiện sau khi trứng thụ tinh được 16 – 18 giờ. Ấu trùng có dạng hình chữ D, hình thành hai nắp vỏ và có vành tiêm mao nằm giữa hai nắp

vỏ. Ấu trùng vận động nhanh nhờ sự chuyển động của vành tiêm mao. Kích thước của ấu trùng trung bình là 64.36µm về chiều dài và 50.69µm về chiều cao.

Ấu trùng Umbo (ấu trùng đỉnh vỏ) xuất hiện ngày thứ 7 – 8 kể từ khi trứng được thụ tinh. Ấu trùng bơi bằng đĩa bơi. Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành các cơ quan gồm:

- Giai đoạn tiền kỳ (tiền Umbo): xuất hiện mầm cơ khép vỏ, ruột và manh nang tiêu hoá. Ấu trùng có kích thước trung bình 97.71µm về chiều dài và 80.04µm về chiều cao.

- Giai đoạn trung kỳ (trung Umbo): ấu trùng đã xuất hiện đỉnh vỏ, kích thước trung bình đạt 113.39µm về chiều dài và 100.05µm về chiều cao. Giai đoạn này xuất hiện vào ngày thứ 10 – 14 sau khi thụ tinh.

- Giai đoạn hậu kỳ (hậu Umbo): giai đoạn này xuất hiện sau 16 – 18 ngày. Ấu trùng xuất hiện điểm mắt và hình thành chân. Đây là dấu hiện kết thúc giai đoạn sống trôi nổi của ấu trùng. Kích thước ấu trùng đạt trung bình 149.4µm về chiều dài và 135.4µm về chiều cao.

Đến ngày thứ 22 – 24 sau khi trứng thụ tinh thì chuyển sang giai đoạn ấu trùng Spat (ấu trùng bò lê). Ở giai đoạn này hoạt động bơi lội của ấu trùng giảm dần và chuyển xuống sống đáy. Đặc trưng của giai đoạn này là hình thành mang, màng áo, cơ khép vỏ và một số cơ quan khác. Kích thước trung bình của ấu trùng đạt 166.75µm về chiều dài và 147.4µm về chiều cao.

Giai đoạn sò con (Juvenile) xuất hiện sau khoảng 28 – 32 ngày. Ở giai đoạn này vành tiêm mao thoái hoá và ấu trùng chuyển sang sống đáy hoàn toàn. Các đường gân trên vỏ xuất hiện chưa rõ. Khoảng 3 – 4 ngày sau thì các đường gân mới

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 78 - 86)