Kỹ thuậtnuôi bào ngư thương phẩm

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 76 - 78)

IV. Kỹ thuậtnuôi bào ngư

4. Kỹ thuậtnuôi bào ngư thương phẩm

Điều kiện bãi nuôi

- Vị trí: vùng vịnh hay biển cạn, ít sóng gió, có nguồn nước lưu thông tốt, giàu thức ăn là rong đỏ, rong xanh.

- Điều kiện môi trường:

+ Độ mặn: độ mặn thích hợp nhất là 25 – 30ppt. + Nhiệt độ thích hợp trong khoảng: 10 – 350C + pH: 7.5 – 8.5.

+ Độ sâu: dưới vùng hạ triều.

+ Chất đáy: chất đáy tốt nhất là rạng đá, rạng san hô.

Ngoài ra khu vực bãi lấy giống phải đảm bảo không có nguồn nước thải công nghiệp chảy vào và không cản trở giao thông.

Phương pháp nuôi

- Nuôi ở bãi (nuôi ở dải giữa triều): là hình thức nuôi lợi dụng độ chênh giữa đường triều cường và đường triều cạn bờ đá, tức là tạo ra bể nuôi bằng cách xếp đá kín 4 góc xung quanh ở nơi triều có sóng va đập. Bề mặt giáp biển của bể nuôi có lỗ thoát nước để thay nước khi thủy triều lên xuống.

Độ sâu của bể nuôi được quyết định bởi độ cao của đường triều, thông thường độ sâu từ 2 – 3m, khi triều cường bờ của bể nuôi cao hơn mặt nước biển 1m còn khi triều cạn mực nước trong bể có độ sâu 2m là thích hợp.

Khi trời mát, thủy triều đứng tiến hành thả giống. Bào ngư giống được thả ở vùng cạn sẽ tự di chuyển xuống vùng nước sâu hơn. Mật độ thả là 5 – 10 con/m2.

Hàng ngày phải bổ xung thêm rong tươi làm thức ăn cho bào ngư. Đồng thời phải xếp đá tạo thành hang cho bào ngư ẩn nấp. Trong thời gian nuôi vì tốc độ sinh trưởng của bào ngư giống không đồng đều nên phải tiến hành chọn lựa để thu tỉa và thả bù con giống mới để đảm bảo duy trì mật độ nuôi thích hợp.

- Nuôi trong bể xi măng: đây là hình thức nuôi phổ biến tại Trung Quốc và Nhật Bản. Bể nuôi làm bằng ximăng hay composite được vệ sinh sạch sẽ rồi cấp nước biển lọc sạch với điều kiện môi trường: độ mặn: 30 – 35ppt, pH: 7.5 – 8.5, nhiệt độ: 25 – 300C. Sục khí hoặc cấp nước tạo dòng chảy trong bể nuôi để tạo ra những điều kiện sinh thái ưa thích cho bào ngư sinh trưởng và phát triển. Mật độ nuôi là 30 – 50 con/m2.

Trong qua trình nuôi, cho bào ngư ăn thức ăn chính là rong tươi: Gracilaria,

Sargassum, Pandina, Laminaria, Undaria và bổ xung thêm rong khô dạng phiến.

Khi bào ngư đạt kích thước 3cm thì phải giảm mật độ nuôi xuống còn 15 – 25 con/m2.

- Nuôi lồng đặt trong bể: đây là hình thức nuôi phổ biến ở Phillipin. Lồng nuôi có dạng hình vuông hoặc hình trụ tròn, thể tích 0.25m3, khung bằng thép được bọc nhưa, xung quanh bọc lưới và có thiết kế nắp lồng để cung cấp thức ăn cho bào ngư. Mật độ nuôi là 20 con/lồng. Khi cho bào ngư ăn thức ăn là rong tươi thì tháo cạn nước trong bể nuôi kết hợp với chà, rửa sạch lồng và bể nuôi. Sau đó cung cấp rong tươi cho tất cả các lồng nuôi xong mới cấp nước trở lại.

Nếu có bể trống thì có thể áp dụng phương pháp chuyển bể để có được hiệu quả cao hơn. Trước hết phải rửa sạch bể trống, sau đó cấp nước đầy, rồi dùng móc để chuyển lồng nuôi sang bể mới và lần lượt cấp rong tươi cho tất cả các lồng nuôi. Tiếp tục tháo cạn nước của bể nuôi cũ rồi vệ sinh sạch sẽ và cấp nước để chuẩn bị chuyển các lồng nuôi ở các bể khác qua. Cách này có thể hạn chế tối đa thời gian bào ngư ở trên cạn, nên ít ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của chúng. Do đó, tỷ lệ sống của bào ngư nuôi có thể đạt 80 – 95%.

- Nuôi lồng ngoài biển: đây là hình thức nuôi phổ biến ở Đài Loan.

Các lồng nuôi có hình vuông hay hình trụ tròn, khung làm bằng thép bọc nhựa, xung quanh được bọc lưới và được xếp chồng lên nhau. Thể tích của lồng là 0.5m3

và bên cạnh lồng có làm cửa để thuận tiện cho việc cung cấp thức ăn cho bào ngư. Mật độ nuôi là 50 con/lồng, hàng ngày cung cấp rong tươi thái nhỏ cho bào ngư ăn. Định kỳ vệ sinh và kiểm tra lồng nuôi để loại bỏ các sinh vật bám, rác bẩn bám vào lồng làm cản trở sự lưu thông của nước, giảm ôxy hòa tan và làm cho các sản phẩm thải của bào ngư không thoát ra ngoài được.

Ngoài ra còn có thể nuôi bào ngư thương phẩm theo hình thức lập thể là căng dây ngoài biển. Các lồng nuôi được treo trên dây ở độ sâu 7 – 9m, khu vực nuôi có nước lưu thông tốt, độ trong cao và ánh sáng yếu. Các biện pháp chăm sóc và quản lý giống như hình thức nuôi lồng ngoài biển.

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)