Kỹ thuật cắt miếng màng áo

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 42 - 43)

VI. Kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo

4. Kỹ thuật cắt miếng màng áo

Lớp biểu bì mặt ngoài của màng áo là nơi tiết ra tầng xà cừ của vỏ trai, vì vậy hiện nay đều dùng các tế bào biểu bì của mép màng áo để làm đoạn mồi trong quá trình cấy ngọc. Trước tiên, dùng dao cắt cơ khép vỏ lách vào 2 mép vỏ và cắt rời cơ khép vỏ để tách đôi vỏ trai nguyên liệu ra (thao tác phải chính xác tránh không được để chạm vào màng áo, nếu không màng áo sẽ co lai). Tiếp theo tách rời miếng màng áo rồi đưa lên tấm mút để hút sạch chất nhớt, chất bẩn trên đó. Sau đó dùng panh kẹp miếng màng áo rồi dùng bông gòn thấm nước biển sạch để vệ sinh nhẹ nhàng miếng màng áo. Tuyệt đối không được để vật cứng va chạm vào tế bào biểu bì của miếng màng áo.

Khi đem miếng màng áo đặt lên tấm kính hoặc tấm gỗ để cắt, chú ý phải đặt phần mô liên kết mặt kính còn phần tế bào phân tiết ngọc thì ở phía trên. Trong phòng cấy ngọc tuyệt đối không được có khói thuốc, mùi vị lạ.

Vì các tế bào ở mép ngoài cùng của miếng màng áo là lớp tế bào không có chức năng tạo ngọc mà chúng chỉ có chức năng tạo ra chất sừng. Do đó, phải cắt bỏ

đi. Tiếp theo cắt miếng màng áo thành nhiều miếng nhỏ (chiều rộng từ 2 – 3mm). Các miếng màng áo mới cắt ra phải cho ngay vào dung dịch nuôi dưỡng để:

- Duy trì miếng tế bào có độ ẩm và sự trao đổi chất bình thường. - Duy trì sự cân bằng áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào. - Giữ ổn định độ pH và môi trường trung tính.

Dung dịch nuôi dưỡng thường sử dụng trong cấy ngọc trai là dung dịch PVP nồng độ 1.5% (thành phần gồm 45% PVP và muối photphoric pha loãng đến nồng độ 1.5%).

Hình 2.2: Kỹ thuật cắt và xử lý miếng màng áo của trai nguyên liệu

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)