Kỹ thuậtnuôi thương phẩm (nuôi lớn) vẹm vỏ xanh

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 61 - 64)

IV. Kỹ thuậtnuôi vẹm vỏ xanh

2. Kỹ thuậtnuôi thương phẩm (nuôi lớn) vẹm vỏ xanh

Bãi nuôi:

- Vị trí: vùng cửa sông, eo, vịnh, đầm, phá, nơi nước sạch, lưu thông, ít sóng gió, giàu dinh dưỡng đặc biệt là sinh vật phù du.

- Điều kiện môi trường:

+ Độ mặn: 15 – 30ppt, vào mùa mưa độ mặn không xuống quá 15ppt. + pH: 7.5 – 8.5.

+ Độ sâu: bãi nuôi vẹm thường từ tuyến hạ triều tới độ sâu - 4m.

+ Độ dốc: độ dốc tốt nhất chọn nơi có độ dốc thoai thoải, diện tích bãi nuôi sẽ được mở rộng và rễ ràng thực hiện các thao tác kỹ thuật.

+ Chất đáy: chất đáy ít ảnh hưởng trực tiếp đến vẹm nhưng ảnh hưởng lớn đến việc thả vật bám. Chất đáy là bùn nhão vật bám rễ bị vùi lấp, vẹm bị chết ngạt. Chất đáy tốt nhất là cát bùn hoặc cát bùn pha lẫn vỏ động vật thân mềm vì khi đó vật bám sẽ không bị vùi lấp, nước chảy bùn, cát không bị vẩn đục phủ lắng lên vẹm.

+ Ngoài ra khu vực bãi nuôi phải đảm bảo không có nguồn nước thải công nghiệp chảy vào và không cản trở giao thông.

Phương pháp nuôi:

- Nuôi ở đáy (S): (đối với vẹm phương pháp nuôi ở đáy rất ít sử dụng). + Nguyên tắc: rải vật bám có con giống trên nền đáy.

+ Nuôi ở bãi cạn: khi nước cạn ta san bãi thành luống, sau đó cắm cọc đánh dấu. Khi nước lên dùng thuyền chở vật bám có con giống rải đều. Khi nước xuống ta tiến hành chỉnh lý xếp lại các vật bám, xếp 4 – 5 vật bám thành một cụm, khoảng cách giữa hai cụm là 20 – 30cm.

+ Nuôi ở bãi sâu: dùng thuyền chở vật bám có con giống rải đều trên nền đáy. - Nuôi lập thể (V):

+ Làm dây nuôi: Sử dụng túi lưới, vải màn may thành các ống lưới có đường kính: 4 – 5cm, dài 30 – 40cm. Nếu dùng nilon thì dán thành các túi có kích thước giống như trên sau đó dùng kéo cắt túi tạo thành các lỗ tròn có đường kính 1 – 2cm. Sử dụng dây nilon (đường kính 2 – 3cm) làm vật bám, mỗi đoạn dài 50cm.

Luồn dây vật bám vào trong các túi lưới hoặc các túi nilon, sau đó buộc chặt đáy túi vào đầu dây phía dưới. Đầu dây phía trên được buộc gập lại tạo thành khuy để luồn dây treo, mỗi đoạn dây treo có độ dài 1 – 1.5m. Luồn một đầu dây treo vào khuy của dây nuôi và buộc chặt. Đầu dây còn lại dùng để treo vào dàn hoặc bè nuôi.

cỡ và cho vào túi lưới, mật độ 800 – 1000 con/túi. Buộc chặt miệng túi vào dây bám sau đó treo lên dàn hoặc bè nuôi.

A B C

Hình 3.6: Các phương pháp làm dây nuôi vẹm xanh P. viridis

A: Túi chưa có giống; B: Túi đã có giống; C: Vẹm giống bám vào dây sau khi cắt túi.

+ Nuôi lớn bằng dàn: sử dụng cọc gỗ, tre đóng thẳng hàng theo chiều vuông góc với dòng chảy của nước. Khoảng cách mỗi cọc từ 1.5 – 2m.. Trên gian treo các dây nuôi cách nhau 30cm, dây nuôi cách đáy ≥ 50cm. Giàn treo cách mặt bãi khoảng 1 – 2m.

Hình 3.7: Phương pháp nuôi vẹm xanh P. viridis bằng dàn treo

+ Nuôi lớn bằng bè: sử dụng cọc tre và phao nổi hoặc thùng phuy làm bè, diện tích 50m2. Bốn đầu bè sử dụng neo để cố định. Trên bè treo các dây nuôi, khoảng cách giữa các dây nuôi là 30cm, khi thủy triều rút dây nuôi cách đáy ≥ 50cm.

Hiện nay còn có các hình thức nuôi vem sử dụng: dây phao, cắm cọc, lồng khung sắt, lồng lưới, rổ nhựa hay khay nhựa bọc lưới…

1: Phao nổi. 2: Dây nuôi.

3: Vẹm giống bám trên dây nuôi. 4: Dây neo.

5: Đá để cố định dây nuôi. 6: Neo

Quản lý và chăm sóc:

- Nuôi ở đáy (S): trong quá trình nuôi chú ít không để vẹm bị vùi lấp trong nền đáy, nếu mật độ các vật bám quá dày thì phải san thưa và chỉnh lý lại các vật bám.

- Nuôi lập thể (V): sau 5 – 10 ngày nuôi kiểm tra thấy hầu hết vẹm đã mọc tơ chân và bám chặt vào dây nilon thì dùng kéo cắt bỏ túi lưới đi.

- Trong quá trình nuôi các hạt phù sa, rong, rác bẩn và các sinh vật bám sẽ bám vào vẹm và dây nuôi ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, lọc thức ăn của vẹm. Ngoài ra một số sinh vật bám còn tiết ra chất độc ảnh hưởng đến vẹm. Do đó ta phải định kỳ làm vệ sinh cho vẹm bằng cách dùng chổi xương quét các vật bám, rác bẩn bám trên dây nuôi.

- Vào mùa mưa, độ mặn của vùng nuôi có thể giảm thấp (<10ppt) sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của vẹm khi đó ta phải di chuyển bè nuôi đến vùng khác có độ mặn phù hợp hơn.

- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường và dinh dưỡng của vùng nuôi, nếu điều kiện môi trường bất lợi, dinh dưỡng nghèo ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vẹm thì ta phải di chuyển bè nuôi hay các phao dây đến vùng nuôi mới có điều kiện môi trường thuận lợi hơn.

- Tiêu diệt các động vật ăn thịt vẹm.

- Thường xuyên kiểm tra thiết bị nuôi nếu có hư hỏng thì phải sửa chữa kịp thời. Tăng cường công tác bảo vệ khi gần thu hoạch vẹm.

3. Thu hoạch và chế biến

Phương pháp thu hoạch vẹm khác nhau tùy theo phương pháp nuôi. Sử dụng kéo cắt đứt tơ chân của từng con.

Bảng 3.4: Hàm lượng chất dinh dưỡng của vem xanh P. viridis Kích thước

(mm) Nước (%) Protid (%) Gluxid (%) Lipid (%) Khoáng (%)

10 – 30 89.2 5.1 0 0.2 1.9

31 – 60 86.76 6.02 3.16 0.49 2.6

61 – 90 84.12 6.87 3.43 0.76 2.31

>90 82.87 7.65 3.64 0.85 2.39

- Theo chiều tăng của kích thước cơ thể vẹm thì hàm lượng nước giảm và hàm lượng của các chất dinh dưỡng tăng, do đó ta thường thu hoạch vẹm ở kích thước 80cm và vào tháng 2 – 3 và tháng 7 – 8 (trước mùa sinh sản của vẹm).

CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI BÀO NGƯ (Haliotis diversicolor Reeve) THƯƠNG PHẨM I. Hình thái cấu tạo ngoài

Hình 4.1: Hình thái cấu tạo ngoài của bào ngư (Haliotis diversicolor)

1: Hậu môn; 2: Xúc tu; 3: Gan; 4: Mang; 5: Epipodium; 6: Mắt; 7,8,9,10: Màng áo; 11: Xúc tu màng áo; 12: Tuyến nước bọt; 13: Tim; 14: Chân; 15: Cơ bên trái; 16: Cơ bên

phải; 17: Dạ dày.

1. Vỏ

Vỏ bào ngư có dạng hình vành tai, chiều rộng vỏ bằng 2/3 chiều dài vỏ và chiều cao vỏ bằng 1/4 chiều dài vỏ. Trên vỏ có 9 lỗ hở hô hấp (còn gọi là ốc cửu khổng). Vỏ có 3 tầng xoắn ốc, mặt ngoài vỏ có gờ xoắn ốc và gờ sinh trưởng nhô lên cắt nhau giống mặt vải thô. Mặt trong của vỏ là tầng xà cừ rất phát triển có màu óng ánh bạc.

2. Màng áo

Màng áo là một lớp màng mỏng dạng túi không liên tục bao bọc mặt lưng của thân. Trên màng áo có các lỗ hô hấp tương ứng với các lỗ hô hấp trên vỏ. Trên màng áo con có các xúc tu có chức năng cảm giác.

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)