Nội dung quản lý phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 26 - 32)

1.3.1. Khái niệm, chủ thể và mục tiêu quản lý phát triển HTX nôngnghiệp trên địa bàn tỉnh nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Khái niệm về quản lý phát triển HTXNN: Quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với HTX nông nghiệp nhằm mục tiêu phát triển, nâng cao hiệu quả HTX nông nghiệp và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước.

- Chủ thể của quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp là các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức có thẩm quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Những chủ thể này tham gia vào quá trình tổ chức quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp đối với HTX nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng của quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp bao gồm tất cả các HTX nông nghiệp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

- Các công cụ của quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp chủ yếu là pháp luật, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch.

- Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp là nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả của các HTX nông nghiệp phù hợp với việc phát triển kinh tế tập thể định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế của Việt Nam hiện nay; qua đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

1.3.2. Nội dung quản lý phát triển HTX nông nghiệptrên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh

Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về HTX được quy định tại Điều 59, 60 và 61 của Luật HTX 2012 như sau:

“Điều 59. Nội dung quản lý nhà nước

1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan.

2. Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

3. Tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.

5. Hợp tác quốc tế về phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Điều 60. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các tổ chức xã hội khác trong việc tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Điều 61. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định, pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

3. Việc kiểm toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do Chính phủ quy định.”

- Điều 28, Nghị định 193/2014/NĐ-CP quy định: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”; Khoản 2, Điều 29, Nghị định 193/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang bộ: “Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công”.

- Về HTX nông nghiệp: Theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT- BNNPTNT ngày 19/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định hoạt động đặc thù, chế độ báo cáo của hợp tác xã nông nghiệp và trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp đối với hợp tác xã nông nghiệp; tại Điều 5 của Thông tư quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn”.

Như vậy, công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp tại tỉnh do Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn), ở cấp huyện do phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc phòng kinh tế) và cấp cơ sở là UBND xã.

Công tác lập kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng, định hướng cho sự ra đời và phát triển của HTX nông nghiệp. Trước hết, đó là sự thể hiện quan điểm mang tính tổng thể của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn; trong đó, HTX mà chủ yếu là HTX nông nghiệp là một loại hình kinh tế - xã hội được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, chịu ảnh hưởng từ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đó. Chẳng hạn như, việc nhà nước quy hoạch các vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là định hướng quan trọng cho sự ra đời và phát triển của HTX nông nghiệp; chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới đòi hỏi các địa phương phải chú trọng phát triển HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng,... Do vậy, việc xây dựng và thực thi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần quan tâm các nội dung sau:

- Cần xem xét phát triển kinh tế hợp tác, HTX và đặc biệt là HTX nông nghiệp là một nội dung quan trọng trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn phát triển. Điều này một mặt thể hiện quan điểm nhất quán, lâu dài trong phát triển HTX nông nghiệp của Đảng và Nhà nước Việt Nam, mặt khác thể hiện vai trò quan trọng của HTX nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Cần có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp trong tổng thể chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Đối với các địa phương, trên cơ sở các đặc thù của địa phương mình, cần có các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển từng loại hình HTX nông nghiệp hoặc các mô hình HTX nông nghiệp phù hợp, nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh và đặc điểm văn hóa, xã hội của từng địa phương.

- Trên cơ sở định hướng của Trung ương, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp cho giai đoạn và hàng năm

trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

1.3.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Về kế hoạch phát triển số lượng HTX nông nghiệp: Căn cứ vào kế hoạch cả giai đoạn và hàng năm được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện. Đồng thời, phối hợp Sở Tài chính tham mưu trình UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh thông qua kinh phí hỗ trợ phát triển HTX hàng năm.

- Về phát triển chất lượng HTX nông nghiệp: Để nâng cao chất lượng HTX nông nghiệp hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND các huyện, thành, thị và các ngành liên quan tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ HTX, xây dựng các mô hình HTX, thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX theo Quyết định 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

1.3.2.4. Kiểm soát phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm là một chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, nhằm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, những thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; qua đó áp dụng các biện pháp xử lý, khắc phục những thiếu sót nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Mặc dù, có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng suy cho cùng mục đích của việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm là phát hiện hoặc phòng ngừa những vi phạm, góp phần thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động quản lý nhà nước. HTX nông nghiệp là tổ chức vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội sâu sắc, có vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay; vì vậy, việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động của HTX nông nghiệp là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước đối với HTX nông

nghiệp hiện nay, không những ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển HTX nông nghiệp mà còn ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động của HTX nông nghiệp được thực hiện nhằm các mục đích: Thứ nhất, thông qua hoạt động này để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả thể chế quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Kiểm tra, thanh tra, giám sát giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thông tin về tính hợp lý, tính khả thi của các quy định pháp luật. Sự phản hồi từ thực tiễn là cơ sở để hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Thứ hai, thanh tra, kiểm tra, giám sát phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động của HTX nông nghiệp như: việc tổ chức, địa vị pháp lý, mối quan hệ của HTX nông nghiệp; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển các HTX nông nghiệp,... Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát tạo ra áp lực đối với các cơ quan quản lý nhà nước, HTX nông nghiệp và các chủ thể khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật, tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp.

Nội dung công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động của HTX nông nghiệp gồm:

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp.

- Xử lý các vi phạm về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động của HTX nông nghiệp.

Theo quy định tại Luật HTX 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2012; Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thì: Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính thuộc UBND các cấp và Sở Kế hoạch và đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 26 - 32)