Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý phát triển HTX trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 - 36)

bàn tỉnh

1.3.3.1. Các yếu tố thuộc về chính quyền tỉnh

Có thể nói rằng, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn nói chung và phát triển HTX nói riêng. Ở đâu, người đứng đầu, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thì ở đó kết quả phát triển HTX nổi rõ; ở đâu lơ là, thiếu quan tâm thì ở đó HTX phát triển chậm.

Sau khi Luật HTX 2012 ra đời, Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 03/2014-TT-BKHĐT ngày 26/5/2014,.... về phía tỉnh Nghệ An đã ban hành các văn bản chỉ đạo, tuyên truyền triển khai thực hiện Luật HTX 2012, trong đó chú trọng việc tổ chức lại hoạt động cho các HTX theo đúng Luật HTX 2012, nhất là lĩnh vực HTX nông nghiệp (HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm trên 70% số HTX toàn tỉnh).

Ban hành cơ chế chính sách: Triển khai thực hiện Luật HTX 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 về Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020, tỉnh Nghệ An đã phân bổ và bố trí các nguồn lực (Ngân sách trung ương và Ngân sách tỉnh) để hỗ trợ các HTX theo chính sách này; Ngoài ra, tỉnh cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các HTX nông nghiệp thành lập mới (Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh).

Ban hành các Nghị quyết, quyết định: Quyết định 1983/QĐ-UBND ngày …….; quyết định

hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định, pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”.

Thực hiện quy định này, tỉnh Nghệ An cũng đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể và có quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo trong đó có công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát hoạt động của kinh tế tập thể.

Sơ tổng kết: Công tác sơ, tổng kết được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm thực hiện cụ thể như: Sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT; tháng 11/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT và ban hành Kết luận số 37-KL/TU ngày 16/8/2013 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngày 03/12/2015, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 56- KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị và Kết luận 37-KL/TU ngày 16/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhằm đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới sát với thực tiễn công tác phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh. Tháng 12 năm 2017, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị và Ban hành thông báo số 899 - TB/TU ngày 19/01/2018, về báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 56- KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị; tháng 11/2019 tổ chức tổng kết tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi

mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

1.3.3.2. Các yếu tố khách quan bên ngoài chính quyền tỉnh

- Về chính trị: Định hướng phát triển kinh tế tập thể của Đảng nêu rõ qua các văn kiện Đại hội Đảng đến nay đã được thể hiện rất rõ ràng, tác động tích cực đến đổi mới và phát triển HTX.

- Về pháp lý: Luật Hợp tác xã, các chính sách, văn bản liên quan và điều lệ HTX. Luật HTX năm 2012 là văn kiện có tính chất cơ bản và quan trọng của Nhà nước nhằm thiết lập khung pháp lý để điều chỉnh việc hình thành, hoạt động và phát triển của HTX.

Nội dung cơ bản của Luật HTX năm 2012 bao gồm: khái niệm HTX; các nguyên tắc của HTX; các loại hình HTX; việc thành lập và giải thể HTX; xã viên HTX, tổ chức, quản lý trong HTX; vốn, tài sản, phân phối thu nhập của HTX; tổ chức đại diện của các HTX. Các chính sách và văn bản liên quan đến HTX được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ, hướng dẫn và quản lý một cách có hiệu quả hoạt động của HTX theo đúng tinh thần Luật HTX năm 2012 quy định. Điều lệ HTX bao gồm điều lệ mẫu và điều lệ riêng của từng HTX. Điều lệ HTX quy định cụ thể các điều khoản đối với việc thành lập, hoạt động kinh tế -xã hội, tổ chức, quản lý,… của HTX. Có thể khẳng định, pháp lý là điều kiện tiên quyết đối với sự hình thành và phát triển của HTX nông nghiệp.

Nếu luật, các chính sách, văn bản liên quan và điều lệ HTX được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với điều kiện cũng như trình độ phát triển chung về kinh tế, xã hội của đất nước, của địa phương và của HTX nông nghiệp nói riêng thì sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển của HTX nông nghiệp. Ngược lại, nó sẽ cản trở quá trình này, đồng thời làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực khác.

- Về kinh tế: Yếu tố kinh tế bao gồm nhiều yếu tố cụ thể khác: năng lực, trình độ phát triển… của kinh tế hộ; trình độ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực mà HTX nông nghiệp hoạt động; cơ chế vận hành của nền kinh tế; trình độ phát triển của quốc gia và thế giới; khủng hoảng kinh tế, cơ hội kinh tế, thuế, giá cả, tỷ giá, cạnh tranh trong kinh tế, lợi thế kinh doanh, đối thủ và đối tác trong kinh doanh…

Tất cả những yếu tố cụ thể đó đều tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của các HTX nông nghiệp; các HTX nông nghiệp là sản phẩm

của quá trình phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế thị trường, trong đó sản xuất hàng hóa càng phát triển, cạnh tranh thị trường càng mạnh thì nhu cầu hợp tác kinh tế của người dân càng cao, họ càng cần đến HTX nông nghiệp; trình độ phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế thị trường là tiền đề và cơ sở để hình thành các mô hình HTX nông nghiệp tương ứng. Do vậy, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển là điều kiện tiên quyết để phát triển các HTX. Ngược lại, sự ra đời của các HTX nông nghiệp lại thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển hơn. Cùng với điều đó, để tồn tại và phát triển, từng HTX nông nghiệp phải kịp thời nắm bắt thông tin, dự báo đúng tinh thần cung cầu trên thị trường, biết lựa chọn sản phẩm mà thị trường cần; phát triển các ngành, nghề sản xuất - kinh doanh có nhiều ưu đãi; linh hoạt tránh né những nhân tố bất lợi để hoạt động có hiệu quả; nắm chắc khả năng kinh doanh của các đối thủ để có biện pháp nâng cao năng lực hoạt động cũng như lợi thế của mình nhằm chiến thắng trong kinh doanh một cách lành mạnh và có hiệu quả; chủ động “mở cửa” để liên kết và hợp tác cùng có lợi với các đối tác kinh doanh trong việc đầu tư vốn, khoa học - công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm…

Thông thường, những yếu tố kinh tế này nằm ngoài khả năng kiểm soát của HTX nông nghiệp nên sự hỗ trợ và điều tiết kịp thời ở tầm vĩ mô của nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của HTX nông nghiệp.

1.4. Kinh nghiệm quản lý phát triển HTX nông nghiệp ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 - 36)