2.4.2.1. Ưu điểm
- Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về HTX nông nghiệp:
+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan có liên quan và các tổ chức đoàn thể (Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 về việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh Nghệ An; đã điều chỉnh Quyết định 2661/QĐ-UBND ngày 15/7/2019 của UBND tỉnh Nghệ An); Ban chỉ đạo phân công cho từng thành viên phụ trách một địa phương cụ thể. Ban chỉ đạo có thành lập một số đoàn công tác thực hiện kiểm tra các địa phương việc chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển KTTT trên địa bàn, nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển tại địa phương, kịp thời chỉ đạo khắc phục tồn tại để KTTT phát triển, cũng như tăng cường công tác quản lý Nhà nước về KTTT, HTX trên địa bàn.
Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và tư nhân (thành lập theo Quyết định số 68/2017/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 của UBND tỉnh Nghệ An) để tổng hợp về KTTT trên địa bàn toàn tỉnh; Sở Nông nghiệp và PTNT có Chi cục Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế hợp tác và trang trại trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về KTTT hoạt động trong lĩnh lực nông nghiệp.
+ Cấp huyện: UBND các huyện giao cho phòng Kế hoạch tài chính (phòng kinh tế đối với thành phố, thị xã) là đơn vị chủ trì, phòng Nông nghiệp
và PTNT là đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực HTX nông nghiệp, có 01 cán bộ phụ trách về lĩnh vực này;
+ Cấp xã: Có cán bộ nông nghiệp hoặc địa chính thực hiện kiêm nhiệm. - Tỉnh đã quan tâm ban hành các cơ chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các HTX nông nghiệp; cụ thể:
+ Về cơ chế chính sách: Ngoài việc thực hiện tốt các cơ chế, chính sách do trung ương ban hành chủ yếu theo Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ; HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành một số chính sách như: Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh Nghệ An về một số chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Về nguồn lực: Trong giai đoạn 2016-2019, tổng kinh phí hỗ trợ phát triển HTX là 17.233 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương là 7.823 triệu đồng và ngân sách tỉnh 9.410 triệu đồng).
- Về đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ HTX: Xác định yếu tố con người là nhân tố nòng cốt để nâng cao chất lượng quản lý, hoạt động của HTX; tỉnh Nghệ An tập trung đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phần KTTT, HTX. Đối với đội ngũ quản lý, thành viên và lực lượng sáng lập viên khởi nghiệp các HTX, tập trung nâng cao hiểu biết về hội nhập kinh tế, trình độ quản lý kinh tế, điều hành sản xuất kinh doanh theo mô hình HTX kiểu mới. Định hướng dạy nghề tập trung vào những sản phẩm, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh, đủ sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Hàng năm, số lượng người được bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn không ngừng được tăng lên. Từ năm 2016-2019, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành và cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho 8.364 người tham gia là thành
viên của các HTX, Quỹ tín dụng nhân dân với tổng kinh phí thực hiện là 5.626 triệu đồng.
- Về công tác tuyên truyền, phổ biến Luật HTX 2012 và các văn bản liên quan: Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể, thể chế hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW, Kết luận, Chỉ thị của Trung ương, Luật HTX,...; tổ chức xây dựng đề án, kế hoạch đổi mới và phát triển KTTT, HTX, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; áp dụng các chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển KTTT phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về KTTT trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp; quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về KTTT, HTX; công tác quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể được tăng cường, một số khó khăn, vướng mắc của KTTT đã được các cấp chính quyền quan tâm tháo gỡ; một số cơ chế, chính sách của Trung ương, của địa phương tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, tạo điều kiện cho các mô hình KTTT, HTX phát triển, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới.
- Công tác kiểm tra, giám sát: HĐND tỉnh đã tổ chức một cuộc giám sát chuyên đề về tổ chức và hoạt động của các HTX trong năm 2019; Ban chỉ đạo tỉnh đã bố trí được một vài cuộc kiểm tra, làm việc với UBND các huyện;
- Công tác thanh tra: Trong giai đoạn 2016-2019 Chi cục Phát triển nông thôn có triển khai thực 12 cuộc thanh tra việc chấp hành Luật HTX 2012 của các HTX nông nghiệp từ đó chấn chỉnh hoạt động của các HTX nông nghiệp để đảm bảo theo quy định của Luật HTX 2012.
- Về công tác sơ, tổng kết: Việc sơ, tổng kết được Tỉnh ủy, UBND quan tâm chỉ đạo thực hiện, cụ thể đã triển khai các hoạt động như sau:
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT; tháng 8/2013, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT và ban hành Kết luận số 37-KL/TU ngày 16/8/2013 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngày 03/12/2015, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 56- KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị và Kết luận 37-KL/TU ngày 16/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhằm đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới sát với thực tiễn công tác phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh. Tháng 12 năm 2017, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị và Ban hành thông báo số 899 - TB/TU ngày 19/01/2018 về báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 56- KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị; năm 2019 BTV Tỉnh ủy đã có báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
2.4.2.2. Hạn chế
- Việc phân công chức năng, nhiệm vụ của tỉnh cho các sở, ngành so với quy định của Trung ương chưa phù hợp như: Quyết định 2661/QĐ-UBND ngày 15/7/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về thành lập Ban chỉ đạo kinh tế tập thể lại giao cho Liên minh HTX tỉnh làm cơ quan thường trực; Theo quy định tại Quyết định 352/QĐ-TTg ngày 22/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban chỉ đạo về đổi mới phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, theo đó cơ quan thường trực cho Ban chỉ đạo kinh tế tập thể do Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Các ngành chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công, cụ thể như: Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa thực hiện đúng vai trò của mình trong công tác QLNN về HTX như Luật đã quy định; chưa thực hiện công tác
kiểm tra, thanh tra hoạt động của HTX theo quy định tại Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Liên minh HTX tỉnh là tổ chức đại diện cho HTX tuy nhiên vẫn còn thực hiện một số nội dung về QLNN (theo Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về công nhận điều lệ của Liên minh HTX Việt Nam, thì “Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các thành viên khác tự nguyện tham gia, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng và phát triển kinh tế tập thể ngày càng vững mạnh, góp phần cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hoạt động theo Luật Hợp tác xã, pháp luật về hội và các quy định của pháp luật có liên quan”.
- Việc phân công thực hiện ở các địa phương chưa cụ thể, sự phối hợp chưa thực sự nhuần nhuyện, còn chồng chéo giữa phòng Nông nghiệp & PTNT (phòng Kinh tế) và phòng Tài chính Kế hoạch huyện (ví dụ như việc cấp Giấy chứng nhận HTX trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện do phòng Tài chính Kế hoạch thực hiện, tuy nhiên nhiều địa phương công tác phối hợp với phòng Nông nghiệp &PTNT (phòng Kinh tế) chưa tốt; QLNN về HTX nói chung ở huyện do phòng Tài chính kế hoạch, tuy nhiên chưa thực hiện được chức năng này.
- Bộ máy quản lý nhà nước về HTX từ tỉnh đến cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu; phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về HTX còn thiếu, đa phần là cán bộ kiêm nhiệm nên gặp nhiều khó khăn trong việc tích lũy kiến thức chuyên ngành về HTX, làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác tham mưu; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, nắm tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về HTX chưa được triển khai thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HTX để hướng dẫn giải quyết hoặc kiến nghị các cấp,
ngành có thẩm quyền giải quyết; việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước về HTX chưa cao.
- Ở cấp tỉnh, có Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế tập thể nhưng chậm được củng cố nhân sự và tổ chức (Hiện nay, Ban chỉ đạo do đồng chí Phó chủ tịch tỉnh làm trưởng ban, Lãnh đạo Sở Kế hoạch & đầu tư làm Phó ban thường trực, phó ban còn lại thuộc về Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ tham gia với tư cách thành viên, trong lúc HTX trên địa bàn tỉnh chiếm trên 70% tổng số HTX và ở Trung ương Lãnh đạo Bộ NN& PTNT làm phó ban chỉ đạo).
- Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chưa thể hiện hết vai trò một cách thường xuyên, hoạt động tuyên truyền, vận động còn hạn chế, chưa sâu sát với phong trào phát triển HTX. Một số chương trình phối hợp hoạt động giữa Liên minh HTX tỉnh với Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh hiệu quả chưa cao.
- Bộ máy quản lý HTX còn nhiều bất cập, thiếu năng động, yếu về năng lực quản trị. Đội ngũ cán bộ quản lý HTX tuy đã được trẻ hóa hàng năm nhưng nhìn chung còn chậm, độ tuổi bình quân của cán bộ HTX còn quá cao (khoảng 55 tuổi) việc triển khai chính sách hỗ trợ, kêu gọi đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ Đại học, cao đẳng vào làm việc trong các HTX còn chậm, một bộ phận những người tham gia quản lý HTX chưa yên tâm công tác lâu dài. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực cho cán bộ HTX tuy đã được đầu tư, quan tâm, song chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Tuy Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có đường lối, chiến lược phát triển kinh tế tập thể, HTX và HTX nông nghiệp, tuy nhiên việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; một số sở, ngành, địa phương chưa quan tâm xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể; Công tác tuyên truyền, phổ biến vẫn nặng về hình thức, thiếu hành động cụ thể, thiết thực, chủ yếu vẫn là truyền
đạt chủ trương, chính sách; chưa chú trọng tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phát triển HTX. Một số nơi, cấp ủy, chính quyền địa phương thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho HTX phát triển; có nơi can thiệp quá sâu vào tổ chức và hoạt động của HTX.
- Các văn bản của trung ương thể chế hóa Nghị quyết còn chậm, tính đồng bộ và tính khả thi chưa cao: Sau khi Luật HTX 2012 có hiệu lực đến nay, các văn bản dưới luật ban hành chậm, thiếu đồng bộ; một số nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc đã có hướng dẫn nhưng khó triển khai trên thực tế (như xác định tài sản không chia, xử lý tài sản không chia sau chuyển đổi, giải thể HTX; thủ tục giải thể bắt buộc đối với HTX; hướng dẫn chuyển đổi HTX sang các loại hình tổ chức khác; công tác kiểm toán đối với HTX; …). Quy định pháp luật về công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thi hành luật chưa rõ, thiếu chế tài xử lý những sai phạm pháp luật về HTX hoạt động chưa đúng với bản chất; Trung ương ban hành khá nhiều chính sách hỗ trợ cho HTX (theo quy định tại Luật Hợp tác xã 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ,...) nhưng thực tế rất thiếu nguồn lực nên các chính sách này đi vào cuộc sống không nhiều. Có chính sách hầu như chưa thực hiện được như chính sách hỗ trợ về kết cấu hạ tầng cho HTX nông nghiệp. Một số chính sách thực hiện chưa hiệu quả như chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ chế biến sản phẩm,.…; số lượng hợp tác xã được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước còn hạn chế.
- Chính phủ đã đưa ra và triển khai nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển của HTX nông nghiệp. Các chính sách này phần nào đã tác động đến sự phát triển của HTX nông nghiệp, tuy nhiên tác động của các chính sách này còn tương đối hạn chế như: chính sách đã được Chính phủ ban hành nhưng văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, nên chưa được triển khai thực
hiện đầy đủ; Các chính sách đã ban hành có nhiều nội dung còn chung chung và thiếu nguồn lực để thực hiện, thủ tục được hưởng các chính sách còn chồng chéo, làm cho đối tượng thụ hưởng khó tiếp cận chính sách.
- Đa số các HTX có vốn ít và chủ yếu nằm ở tài sản cố định, rất khó tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, hoạt động nhờ vốn tự có; trang thiết bị lạc hậu, trình độ công nghệ thấp, quy mô sản xuất nhỏ, chưa xây dựng được chuỗi liên kết, chất lượng sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, rất ít HTX khẳng định được thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Chất lượng, hiệu quả