Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 46 - 47)

2.1.3.1. Về dân số

Dân số Nghệ An (theo Niên giám Thống kê Nghệ An) năm 2019 là 3.327.791 người, đứng thứ 4 trong cả nước; trong đó: Dân số nam 1.672.901 người (chiếm 50,27%), dân số nữ 1.654.890 người (chiếm 49,73%); tỷ lệ này cho

thấy dân số nam cao hơn dân số nữ, tuy nhiên mức chênh lệch này không lớn. Mật độ dân số bình quân trong toàn tỉnh là 202 người/km2, phân bố không đều giữa vùng thành thị và nông thôn, giữa vùng đồng bằng ven biển và vùng núi, vùng sâu vùng xa.

2.1.3.1. Lao động, việc làm, mức sống:

Theo số liệu thống kê (Niên giám thống kê năm 2019), dân số trong độ tuổi lao động năm 2019 là 1.953.101 người (chiếm 64,30% tổng dân số - tỷ lệ này nói lên Nghệ An đang bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”- là cơ cấu dân số có tỷ lệ lực lượng lao động trẻ cao so với dân số phụ thuộc. Thời kỳ này chỉ xảy ra một lần trong một khoảng thời gian nhất định). Với cơ cấu “dân số vàng” và nguồn nhân lực dồi dào, nếu được nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả là cơ hội tốt để phát triển kinh tế- xã hội, tuy nhiên ngược lại không tận dụng được cơ hội cơ cấu “dân số vàng” mất đi lợi thế không nhỏ để phát triển.

Trong những năm qua, Nghệ An là tỉnh thực hiện tốt các chương trình, dự án giảm nghèo như chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững,... tăng cường huy động nguồn lực xã hội vào công tác xóa đói giảm nghèo; thực hiện tốt việc giải quyết chế độ chính sách cho người có công và công tác bảo trợ xã hội; công tác phòng chống tệ nạn xã hội được quan tâm chỉ đạo; giáo dục dạy nghề, tạo việc làm có nhiều chuyển biến; trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w