Điều kiện thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 83 - 90)

- Tiếp tục rà soát các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HTX 2012 để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, như: Thủ tục đăng ký, giải thể tự nguyện, giải thể bắt buộc HTX….; hướng dẫn quy trình chuyển đổi HTX sang loại hình tổ chức khác; xử lý các khoản nợ, tài sản không chia khi bị giải thể, chuyển đổi; thành lập doanh nghiệp trong các HTX;…

- Khẩn trương hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KTTT, HTX trên toàn quốc. Chuẩn hóa các nội dung báo cáo liên quan đến hoạt động của KTTT, HTX. Xây dựng hướng dẫn tiêu chí phân loại HTX để thực hiện thống nhất trên cả nước.

- Cần cân đối nguồn lực từ ngân sách trung ương để thực hiện chính sách hỗ trợ KTTT, HTX do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, tránh tình trạng chính sách được ban hành, nhưng không có vốn để thực hiện.

- Các đề xuất liên quan tới sửa đổi nội dung chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã hiện đang được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác xã:

Nhìn chung các chính sách được quy định tại Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ mang tính thiết thực trong việc hỗ trợ phát triển HTX bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao; do đó kiến nghị tiếp tục thực hiện trong giai đoạn tới.

Hiện nay, Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định về hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và hỗ trợ chế biến sản phẩm; tuy nhiên các HTX nói chung và HTX NN nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa được tiếp cận và hỗ trợ các nội dung này. Kính đề nghị các Bộ, ngành trung ương xem xét có những hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể, tạo điều kiện cho địa phương được hưởng các nội dung hỗ trợ trên. Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An đề xuất bỏ chính sách hỗ trợ các HTX tổ chức lại hoạt động vì hiện nay cơ bản các HTX đã được tổ chức lại, những HTX chưa tổ chức lại phần lớn là yếu kém hoặc ngừng hoạt động chờ giải thể.

- Các đề xuất liên quan việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách: + Chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng tại Quyết định 2261/QĐ- TTg ngày 15/12/2014 cần được hướng dẫn cụ thể và chi tiết các đối tượng được thụ hưởng và chế độ thanh quyết toán;

+ Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nên sửa lại được thực hiện theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 1 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ thay thế cho Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 đã hết hiệu lực.

+ Chính sách thành lập mới HTX nên bổ sung thêm nội dung hỗ trợ là mua sắm trang thiết bị tối thiểu cho hoạt động của HTX như bộ máy vi tính có kết nối internet, dụng cụ văn phòng,…

KẾT LUẬN

HTX nông nghiệp là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội sâu sắc của tập hợp đông đảo nông dân ở nông thôn - lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xã hội ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam sự phát triển của HTX nông nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Hiện nay trong điều kiện phát triển KTTT và HNQT, các HTX nông nghiệp ở Việt Nam đang trong tình trạng khó khăn, yếu kém kéo dài, với năng lực nội tại yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu; năng lực, trình độ cán bộ quản lý trong khu vực HTX nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh; chính sách đối với cán bộ HTX nông nghiệp còn có nhiều bất cập; nhiều HTX hoạt động không đúng với nguyên tắc, chưa thực sự tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật HTX; sự liên kết, hợp tác của các HTX nông nghiệp chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. Thực tế đó có nguyên nhân cơ bản từ công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp, đó là: việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức, hoặc chưa đưa nội dung cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương mình; hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật HTX của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương còn chậm và thiếu; nhiều chính sách phát triển HTX nông nghiệp được ban hành nhưng chưa thực sự đi vào thực tế; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động của HTX nông nghiệp chưa được tiến hành một cách bài bản, hiệu quả; chưa có cơ quan nhà nước chuyên trách quản lý HTX từ Trung ương đến cơ sở. Do vậy, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của HTX nông nghiệp trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. Việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX

nông nghiệp phải dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX; phải dựa trên đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển HTX; tham khảo, vận dụng các kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trên thế giới và trong nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về kinh tế nói chung, về nông nghiệp và HTX nông nghiệp nói riêng nhằm mục tiêu thúc đẩy sự ra đời và phát triển bền vững của HTX nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT và HNQT của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp, các quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp, luận án đề xuất hệ thống giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, gồm: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp; Hoàn thiện pháp luật có liên quan đến phát triển HTX nông nghiệp; Hoàn thiện các chính sách phát triển HTX nông nghiệp; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động của HTX nông nghiệp; Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Trong đó, giải pháp về thành lập bộ máy nhà nước chuyên trách quản lý HTX nông nghiệp là một giải pháp cơ bản và quan trọng nhằm thúc đẩy sự ra đời và phát triển của HTX nông nghiệp cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Để các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở Việt nam hiện nay khả thi trong thực tiễn, luận án cũng kiến nghị với các cơ quan liên quan, gồm Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, các học viện, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về các điều kiện hỗ trợ để thực hiện các giải pháp. Về cơ bản Luận án đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra và có những đóng góp nhất định cho việc cung cấp những luận cứ khoa học trong hoạch định, thực thi chính sách và hoàn thiện pháp

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT: Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ-TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong nông nghiệp;

2. Ban kinh tế Trung ương: Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu qủa kinh tế tập thể;

3. Tham luận của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư (2019): Phương hướng tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp;

4. Tham luận của Liên minh HTX Việt Nam (2019): Về vai trò của hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp và những kiến nghị đề xuất;

5. Tham luận của Trung ương Hội nông Việt Nam (2019): Về vai trò của Hội nông dân Việt Nam trong phát triển HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp;

6. Tham luận của Hội liên hiệp phụ nưc Việt Nam (2019): Về vai trò của Hội Phụ nữ trong việc phát triển HTX nông nghiệp có hiệu quả theo chủ trương của Quốc Hội và Chính phủ;

7. Sổ tay hướng dẫn liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp do Cục Kinh tế hợp tác và PTNT thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Oxfam thực hiện;

9. Hồ Văn Vĩnh và Nguyễn Quốc Thái thực hiện công trình “Mô hình phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam”.

10. Hoàng Kim Giao (1997), Kinh tế hợp tác, một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

11. Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bản chất HTX - kinh nghiệm thế giới và khả năng vận dụng ở Việt Nam.

12. Lê Hữu Nghĩa, Tạ Ngọc Tấn, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Tiến Quân (2010),

Tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX - những vấn đề lý luận và thực tiễn;

13. Hoàng Vũ Quang (2015), Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp phát triển HTX trong nông lâm ngư nghiệp.

14. Nguyễn Thiện Nhân (2015), HTX kiểu mới: Giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp Việt Nam./.

15. Nghị quyết số 32/2016/QH14 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;

16. Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HTX;

17. Quyết định 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020;

18. Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã;

19. Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/04/2019 của Bộ Kế hoạch và đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã;

lĩnh vực nông nghiệp;

21. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã: Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ-TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;

22. Luật HTX năm 2012;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 83 - 90)