Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 36 - 39)

(1) Tỉnh Nam Định:

Bộ máy quản lý nhà nước về KTTT tại tỉnh Nam Định đã có sự phân công, phân cấp giữa các cấp ngành, một số Sở có hoạt động khá tốt: Sở KHĐT đã thành lập phòng Doanh nghiệp, KTTT và tư nhân theo thông tư liên

tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phòng Kinh tế hợp tác và Trang trại thuộc Chi cục Phát triển nông thôn, cấp huyện có 01 chuyên viên và 01 lãnh đạo cấp phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách.

Tỉnh Nam Định đã ban hành các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, đồng hành cùng với nông dân liên kết sản xuất, tạo ra những cánh đồng lớn, có khối lượng hàng hóa đảm bảo nhu cầu thị trường. Cụ thể, Nghị quyết số 27- NQ/TƯ ngày 17/7/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh, Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 30/7/2014 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020” nhằm phát triển chuỗi giá trị mà vai trò quan trọng là doanh nghiệp và HTX bước đầu có những kết quả tích cực. Tháng 05/2017, Hiệp hội nông nghiệp sạch của tỉnh được thành lập, một số mô hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có các HTX. Trong lĩnh vực liên kết với các HTX tiêu thụ sản phẩm lúa gạo an toàn, một số doanh nghiệp đã liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho HTX như: Công ty TNHH Toản Xuân, Công ty TNHH một thành viên Minh Dương. Có 5 HTX liên kết với Công ty TNHH Cường Tân sản xuất lúa giống (HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng - Hải Hậu; HTX Nghĩa Bình; HTX Nghĩa Châu - Nghĩa Hưng;....). Bình quân mỗi HTX có diện tích từ 20 ha trở lên, sản lượng thu mua hơn 2.000 tấn thóc/năm. Ngoài ra, mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi cũng đã và đang thu hút sự tham gia của các HTX và doanh nghiệp, bước đầu có hiệu quả, được các cấp, các ngành ghi nhận.

(2) Tỉnh Sơn La:

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp

tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Các văn bản tập trung vào nội dung về tăng cường lãnh đạo để nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã; công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; chính sách hỗ trợ sáng lập viên chuẩn bị thành lập và bồi dưỡng cho cán bộ quản lý hợp tác xã.

Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh và chỉ đạo cấp ủy cấp huyện tổ chức hội nghị quán triệt, thực hiện Luật hợp tác xã năm 2012; các văn bản của chính phủ, các ban, ngành Trung ương và của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Từ năm 2015 - 2018 tỉnh đã thể chế hoá bằng các văn bản lãnh đạo và chỉ đạo, tạo được môi trường thuận lợi cho hợp tác xã nông nghiệp phát triển, cụ thể như: Tỉnh ủy ban hành 26 văn bản chỉ đạo về kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX nông nghiệp; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 7 Nghị quyết về chính sách hỗ trợ cho HTXNN, nhất là HTX cây ăn quả; UBND tỉnh ban hành 17 văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện.

Với việc chú trọng tập trung vào liên doanh, liên kết và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản; tham gia tích cực vào các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm do Liên minh HTX Việt Nam và các doanh nghiệp kết nối; tập trung đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất. Triển khai các chính sách tín dụng để các HTX có nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh và có điều kiện liên doanh, liên kết với doanh nghiệp và với các HTX khác. Xây dựng kế hoạch, chương trình hỗ trợ cụ thể đối với các HTX đã được lựa chọn xây dựng mô hình HTX kiểu mới đối với lĩnh vực sản xuất rau, quả, thủy sản và cung ứng tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn.

Đến tháng 03/2019 tỉnh Sơn La có 467 HTX nông nghiệp với 5.874 thành viên; trong đó có 190 HTX cây ăn quả. Số lượng HTXNN thành lập bình quân mỗi năm là 70 HTX. Các HTX nông nghiệp, nhất là HTX cây ăn quả ở tỉnh Sơn La có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức sản xuất (trồng chuyên cây, theo đúng quy trình kỹ thuật), bao tiêu sản phẩm đầu ra cho thành viên (các sản phẩm đều đóng gói và bao bì nhãn mác của HTX, tem truy xuất nguồn gốc của sản phẩm,…).

(3) Tỉnh Lào Cai:

Luôn quan tâm chỉ đạo phát triển KTTT, ban hành nhiều chương trình, đề án và các văn bản chỉ đạo, như: Quyết định số 3824/QĐUBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 tỉnh Lào Cai”; Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 25/4/2017 về hỗ trợ HTX giai đoạn 2017-2020 gắn với hoàn thành tiêu chí số 13 trong Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới;… Ban Chỉ đạo Phát triển Kinh tế tập thể yêu cầu Thành ủy, huyện ủy xây dựng Nghị quyết về đổi mới và phát triển KTTT trong đó quan tâm đặc biệt đến vấn đề phát triển HTX gắn với phát triển Nông thôn mới và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 36 - 39)