Về chất lượng phát triển HTX nông nghiệp Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 48 - 51)

- Theo hướng dẫn phân loại và đánh giá tại Thông tư 09/2017/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến 31/12/2019 số HTX hoạt động có hiệu quả là 274 HTX (113 HTX hoạt động tốt, 161 HTX hoạt động khá), chiếm 51,70% HTX được đánh giá xếp loại; 205 HTX hoạt động trung bình chiếm 38,68%; 51 HTX hoạt động yếu kém chiếm 9,62%; có 32 HTX không xếp loại do mới thành lập chưa đủ 12 tháng,

- Số HTX hoạt động có lãi là 498 HTX (đạt 89%), còn lại 64 HTX (chiếm 11%) hoạt động không có lãi.

- Doanh thu và lợi nhuận của các HTX tăng qua từng năm, cụ thể: + Năm 2016: Doanh thu 276.138 triệu động; lợi nhuận trung bình 18,5 triệu đồng/HTX.

+ Năm 2017: Doanh thu 322.230 triệu động; lợi nhuận trung bình 60,0 triệu đồng/HTX.

+ Năm 2018: Doanh thu 524.112 triệu động; lợi nhuận trung bình 109,0 triệu đồng/HTX.

+ Năm 2019: Doanh thu 576.050 triệu động; lợi nhuận trung bình 120 triệu đồng/HTX.

Bảng 2. 2.2: Xếp loại HTX nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2019

TT Xếp loại HTX 2016 2017 2018 2019 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Tốt 41 8,74 91 21,93 144 30,84 113 21,32 2 Khá 143 30,49 112 26,99 112 23,98 161 30,38 3 TB 234 49,89 164 39,52 164 35,12 205 38,68 4 Yếu 51 10,87 48 11,57 47 10,06 51 9,62 Tổng số HTX được đánh giá xếp loại 469 100 415 100 467 100 530 100

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn – Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An

- Các HTX nông nghiệp đóng vai trò là đầu mối thực hiện các khâu dịch vụ cho xã viên như: Dịch vụ thủy nông, cung ứng vật tư, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, thú y, tín dụng nội bộ, dịch vụ môi trường,... Ngoài ra, hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới liên kết với doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi giá trị sản xuất mang lại lợi ích thiết thực cho người dân như:

+ Mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp kết hợp liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm: Mô hình này có quy mô thành viên lớn, ngoài việc phục vụ tốt các hoạt động đầu vào cho thành viên, còn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, hàng năm kinh doanh mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng như: HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Thọ Thành; HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Thành (huyện Yên Thành), HTX Sơn Lâm, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Lưu), HTX dịch vụ nông nghiệp

Văn Sơn (huyện Đô Lương), HTX dịch vụ nông nghiệp Nam Cát, HTX Thanh Liên, HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Hậu (huyện Diễn Châu), HTX dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Thuận (Thị xã Thái Hòa), HTX dịch vụ nông nghiệp Nghi Liên (thành phố Vinh), HTX dịch vụ nông nghiệp Nghi Lâm (huyện Nghi Lộc),….

+ Mô hình hợp tác xã chuyên ngành (cây, con) dẫn dắt, hỗ trợ kinh tế hộ thành viên phát triển sản xuất, tham gia chuỗi giá trị đáp ứng yêu cầu thị trường: Đây là mô hình HTX rất phổ biến hiện nay, toàn tỉnh có 41 mô hình HTX này, Hợp tác xã nông nghiệp có quy mô không lớn chỉ từ 7 đến khoảng 100 thành viên, cùng nhau sản xuất một hay một nhóm sản phẩm nông nghiệp. Hợp tác xã thực thi vai trò là người tổ chức sản xuất, áp dụng các quy trình sản xuất an toàn và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường. Tuy số lượng thành viên không nhiều nhưng quy mô, giá trị sản lượng sản phẩm của hợp tác xã lại khá lớn. Doanh thu trung bình của một hợp tác xã loại này có thể đạt từ vài trăm triệu đến tỷ đến vài tỷ đồng/năm. Điển hình là HTX Dược liệu Pù Mát, HTX chế biến chè Thanh Đức, HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Thanh Đức, HTX Chanh Nam Kim, HTX bưởi hồng Quang Tiến, HTX chăn nuôi bò sữa Nghĩa Hợp, HTX chăn nuôi Tân Thắng, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Tấn Thanh, HTX Cam Phùng Huyền, HTX rau An toàn Phú Lương, HTX gà đối Nghĩa Hưng,....

+ Hợp tác xã đảm nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị: Trong khi đa số các hợp tác xã nông nghiệp chỉ cung cấp các dịch vụ phục sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm cho thành viên thì các hợp tác xã thuộc mô hình loại này có thể đảm nhận nhiều khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm như: tổ chức sản xuất tập trung nhất là sản xuất cây, con giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp; tổ chức chế biến, bảo quản, phân phối, xây dựng nhãn mác, thương hiệu sản phẩm riêng của hợp tác xã và xuất khẩu sản phẩm. Các hợp tác xã này thường có đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn khá chuyên

nghiệp. Điển hình là HTX sản xuất và chế biến Chanh Nam Kim, HTX Sen Quê Bác, HTX bưởi hồng Quang Tiến, HTX Xanh Hồng Phong, HTX chế biến chè Thanh Đức, HTX sản xuất và chế biến thực phẩm sạch Từ Tâm, HTX nông nghiệp cây ăn quả 1/5,….

+ Mô hình doanh nghiệp trong cùng chuỗi là thành viên hợp tác xã: Đây là mô hình của hợp tác xã có doanh nghiệp (pháp nhân) trong cùng chuỗi giá trị tham gia vào hợp tác xã với tư cách là thành viên liên kết. Doanh nghiệp chỉ đóng góp phần vốn rất nhỏ cho hợp tác xã để điều hành hoạt động. Ưu điểm lớn nhất của mô hình này là sự ổn định trong sản xuất và kinh doanh đối với cả hộ sản xuất nông nghiệp và doanh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nhờ giảm đáng kể giá thành sản phẩm của hợp tác xã. Điển hình của mô hình này là: Hợp tác xã nông nghiệp Việt Xanh, HTX Xanh Hồng Phong, HTX Dược liệu Pù Mát.

+ Mô hình hợp tác xã phát triển sản phẩm nông nghiệp bản địa, sản phẩm OCOP kết hợp với du lịch nông nghiệp, nông thôn: Đây là các hợp tác xã phát triển ở các địa phương có nhiều ưu thế về nông nghiệp bản địa và du lịch nông thôn. Hợp tác xã đứng ra vận động người dân sản xuất các sản phẩm đặc sản của địa phương theo quy trình sản xuất bản địa kết hợp với các dịch vụ khác ở nông nông đặc biệt là du lịch nông thôn. Quy mô vốn, doanh thu của hợp tác xã tuy không cao (từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng) nhưng hợp tác xã đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, nhất là ở các vùng khó khăn. Hợp tác xã còn giúp cho các địa phương khai thác các lợi thế, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn. Điển hình cho mô hình này là các hợp tác xã: HTX Dược liệu Pù Mát, HTX nông nghiệp sạch Bưởi Hồng Quang Tiến, HTX Sen Quê Bác, HTX sản xuất và chế biến tinh bột nghệ Thái Hòa, HTX tinh bột nghệ miền tây xứ nghệ,...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 48 - 51)