Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 41 - 45)

2.1.1.1 Vị trí địa lý

”Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 18033' đến 20001' vĩ độ Bắc và từ 105052' đến 105048' kinh độ Đông. Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn nhất nước 16.489,97 km2; giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới và biển Đông ở phía Đông với 82 km đường bờ biển; có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km và tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn dài 30 km, với 7 ga, trong đó ga Vinh là trung tâm có khối lượng hành khách và hàng hoá thông qua lớn; có tuyến quốc lộ 1 dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh; đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1 dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hòa; quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh; quốc lộ 7 dài 225 km; quốc lộ 46 dài 90 km; quốc lộ 48 dài 162 km; cùng với 421 km đường tỉnh lộ và hơn 3.670 km đường huyện lộ đã tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện, đóng vai trò quan trọng trong giao lưu hàng hoá Bắc - Nam, vận tải quá cảnh và luân chuyển hàng hoá nội tỉnh.

Về mặt hành chính gồm: 17 huyện (có 7 huyện đồng bằng ven biển, 10 huyện miền núi), thành phố Vinh và 03 thị xã Cửa Lò, Thái Hòa,

Hoàng Mai.

Với vị trí địa lý, tiềm năng lợi thế đã tạo điều kiện cho Nghệ An phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp và tăng cường giao lưu về mọi lĩnh vực giữa Nghệ An với các tỉnh Bắc Trung bộ nói riêng và các tỉnh thành trong nước, các nước trong khu vực nói chung; góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa kinh tế của tỉnh với tốc độ phát triển nhanh hơn, hoà nhập vào xu thế phát triển chung của cả nước.

2.1.1.2. Địa hình, đất đai thổ nhưỡng

Về địa hình: Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông suối. Nhìn tổng thể, trên toàn tỉnh địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao nhất là đỉnh Puxalaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng phù sa Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2m (Quỳnh Thanh - Quỳnh Lưu).

Nhìn chung, Nghệ An là tỉnh có nhiều đồi núi (chiếm 83% diện tích tự nhiên), địa hình phức tạp, đa dạng và bị chia cắt mạnh,.… Đất dốc lớn hơn 8o

chiếm gần 80% diện tích toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25o. Đất có độ dốc lớn, cộng với rừng bị chặt phá, khai thác bừa bãi gây ra hiện tượng sụt lở, xói mòn và lũ lụt ở nhiều nơi trong tỉnh với mức thiệt hại rất lớn.

Về đất đai, thổ nhưỡng: Đất đai tỉnh Nghệ An được phân thành 2 nhóm đất chính:

- Đất thuỷ thành: Có 247.774 ha chiếm gần 16% diện tích thổ nhưỡng toàn tỉnh. Đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng ven biển. - Đất địa thành: Có 1.325.008 ha chiếm hơn 84% diện tích thổ nhưỡng. Đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi.

2.1.1.3. Thủy văn, nguồn nước.

km/km . Sông Cả là sông lớn nhất tỉnh, dài 375 km có diện tích lưu vực 17.730 km2, chiếm 80% diện tích mặt nước toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 7 con sông trực tiếp đổ ra biển Đông. Trừ sông Cả, các con sông còn lại có lưu vực nhỏ, khoảng 2.000 - 3.000 km2 với chiều dài trung bình khoảng 60 - 70 km.

Ngoài các con sông trên, Nghệ An còn có hệ thống kênh đào nối các sông với nhau như kênh nhà Lê, là hệ thống sông đào nối Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc vào đến Hưng Nguyên, với mục tiêu chính là dẫn nước ngọt, ngăn nước mặn và phục vụ giao thông, thuỷ lợi cho các huyện ven biển.

Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi Bắc, hệ thống thuỷ lợi Nam và các hồ đập lớn như hồ Vực Mấu, đập Bà Tuỳ, Hồ Vệ Vừng,.... có tác dụng cung cấp nước cho sản xuất và điều hoà nước, khí hậu tiểu vùng.

Nhìn chung, hệ thống thuỷ văn Nghệ An có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, đáp ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do sự phân bố không đều theo thời gian và không gian, chế độ dòng chảy của các sông thay đổi rất lớn theo mùa nên vẫn tạo ra hiện tượng lũ lụt cục bộ hoặc hạn hán ở nhiều nơi trong tỉnh.

2.1.1.4. Thực trạng môi trường

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn Nghệ An đang ngày càng trở nên bức bách; trong đó, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí một số nơi đã đến mức báo động.

Môi trường đất: Có xu thế thoái hóa do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ, khô hạn, ngập ứng, lũ, sạt lở đất, mặn hóa, phèn hóa,… dẫn đến nhiều vùng bị cằn cỗi, không còn khả năng canh tác và tăng diện tích đất bị sa mạc hóa. Mặt khác, ô nhiễm do rác thải sinh hoạt, chất thải trong quá trình hoạt động của các làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, bệnh viện,… Đặc biệt, là ô nhiễm do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong lòng đất ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh,

cửa sông của các xã: Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc, Sơn Hải, Quỳnh Thuận (huyện Quỳnh Lưu); các xã Diễn Bích, Diễn Vạn, Diễn Thành (huyện Diễn Châu) và các xã Nghi Quang, Nghi Yên (huyện Nghi Lộc).

Ô nhiễm đất ở khu vực khai thác và chế biến thiếc (huyện Qùy Hợp), khu vực này đã bị ô nhiễm các kim loại nặng trong đất như AS, CU, ZN, CD. Tại khu vực khai thác đá Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu) bằng phương pháp thủ công kết hợp nổ mìn ngoài ra còn có khu đập, nghiền, xay sang đá, sản xuất đá dăm rải đường gây tiêu cực đến môi trường.

Môi trường nước: Chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt nhưng vùng hạ lưu có nguy cơ bị ô nhiễm, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chất lượng nước bị suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Nước thải tập trung nhiều ở nhóm ngành công nghiệp chế biến tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và dọc quốc lộ 1A như: sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, chế biến gỗ,.… thành phần chủ yếu là SS, NO2, NH3, H2S, phốt pho, vi sinh vật. Nước thải từ các nhà máy (sắn, bia, đường), các cơ sở sản xuất kinh doanh, nước thải bệnh viện chưa xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường mà trục tiếp đổ ra sông, đồng ruộng và nước cũng bị ô nhiễm do các hoạt động khai thác khoáng sản vàng, thiếc.

Môi trường không khí: Chất lượng không khí ở Nghệ An nói chung còn khá tốt, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi. Tuy nhiên, việc gia tăng các phương tiện giao thông cũng như khí thải và bụi phát sinh nhiều ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khai thác mỏ và các loại hình sản xuất xi măng, gạch ngói,.... đây là những nguồn ô nhiễm khó kiểm soát.

Môi trường biển ven bờ: Nghệ An có bờ biển dài hơn 82 km; có 6 cửa sông, lạch: Lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò và Cửa Hội nên chất lượng chất thải rắn, chất thải lỏng từ các sông đổ ra biển gây ô nhiễm

do hoạt động các khu công nghiệp, hoạt động sản xuất, khai thác nuôi trồng thủy sản, du lịch và hoạt động của con người thải ra. Bên cạnh đó triều cường, sóng biển dẫn đến sạt lở bờ biển làm cho các loài sinh vật mất đi nơi cư trú, suy giảm về chủng loại và số lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 41 - 45)