Mục tiêu phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 69 - 73)

nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025

3.1.1. Mục tiêu phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh NghệAn đến năm 2025 An đến năm 2025

- Tiếp tục củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả cả về tổ chức, quản lý và hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới; gắn phát triển HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Khuyến khích ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến để xây dựng, phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, bao gồm chú trọng sản phẩm từ nghề truyền thống thông qua mô hình HTX kiểu mới. Khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng mối liên kết chặt chẽ, hợp tác đa dạng, bền vững giữa doanh nghiệp với HTX; nhân rộng các mô hình hợp tác hiệu quả; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia; tạo điều kiện hình thành những tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ ứng dụng công nghệ cao. Thông qua hình thức HTX để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên.

- Về số lượng: Tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ phát triển mới bình quân mỗi năm khoảng 35 - 40 HTX nông nghiệp; Đến năm 2025 toàn tỉnh có 800 HTX nông nghiệp; Có ít nhất 90% số xã, phường trên địa bàn tỉnh có HTX; thu hút được từ 50 – 60% lao động ở nông thôn tham gia vào khu vực HTX.

- Về chất lượng: Đến năm 2025 có ít nhất 90% số HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong HTX đạt khoảng 8,0 triệu đồng/tháng.

- Về hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp:

+ Tổ chức thực hiện tốt Luật Hợp tác xã năm 2012, xây dựng các văn bản dưới luật đáp ứng yêu cầu phát triển hợp tác xã nông nghiệp; Luật HTX năm 2012 có hiệu lực từ 01/7/2013 tuy nhiên việc chuyển đổi HTX kiểu cũ sang hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới ở nhiều HTX vẫn mang tính hình thức, chứ bản chất hoạt động của một số HTX vẫn tư duy kiểu cũ. Bên cạnh đó, tiếp tục cụ thể hóa Luật HTX năm 2012 với yêu cầu phát triển HTX nông nghiệp, như quy định riêng đối với tổ chức và hoạt động, các chính sách hỗ trợ,.... đối với HTX nông nghiệp.

+ Khắc phục những hạn chế, tồn tại hiện nay trong công tác quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp. Có thể nói, cho đến nay công tác quản lý nhà nước đối với HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng còn thiếu thống nhất và có nhiều bất cập. Bộ máy tham mưu quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa đáp ứng yêu cầu phát triển HTX nông nghiệp: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hỗ trợ HTX nông nghiệp từ Trung ương đến cơ sở chưa hoàn chỉnh, công tác bố trí và năng lực của đội ngũ công chức trong quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển HTX nông nghiệp hiện nay.

- Công tác tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách về phát triển HTX nông nghiệp chậm, thiếu đồng bộ; nhiều chính sách đã được Chính phủ ban hành nhưng chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời của các bộ, ngành nên chưa được thực hiện đầy đủ ở các địa phương; thủ tục để được hưởng các chính sách còn phức tạp, các văn bản còn chồng chéo,.... Do vậy, trong hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp phải đạt mục tiêu cơ bản là khắc phục những hạn chế, tồn tại hiện nay trong công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trong thời gian vừa qua.

- Tăng cường hoạt động điều tiết của Nhà nước theo đúng định hướng, đúng quy định pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Hoạt động điều tiết của Nhà nước đối với các HTX nông nghiệp nhằm mục tiêu bảo đảm cho hoạt động của các HTX nông nghiệp đúng định hướng, đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp cũng nhằm mục tiêu phát hiện hoặc phòng ngừa những vi phạm về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Do đó, trong hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp phải tăng cường hoạt động điều tiết của Nhà nước theo đúng định hướng, đúng quy định pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025.

- Rà soát, điều chỉnh những nội dung bất cập trong quy định và tổ chức thực hiện đúng quy định; cụ thể như:

+ Kiện toàn lại Ban chỉ đạo Kinh tế tập thể của tỉnh theo hướng Phó chủ tịch làm trưởng ban chỉ đạo, Cơ quan thường trực là Sở Kế hoạch và Đầu tư, các phó ban gồm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Liên minh HTX tỉnh cho phù hợp với Trung ương và thực tế phát triển HTX ở Nghệ An.

+ Phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ ở cấp tỉnh là Sở Kế hoạch và Đầu tư, cấp huyện là phòng Tài chính Kế hoạch trong việc thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với HTX;

+ Xem xét thí điểm việc bổ sung cán bộ chuyên trách cấp xã trong việc quản lý mảng kinh tế tập thể ở một số xã có HTX phát triển.

- Hỗ trợ các HTX nông nghiệp phát triển; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cần tập trung vào một số công việc cụ thể sau:

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của HTX và phù hợp với điều kiện phát triển HTX nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

+ Giảm thiểu các thủ tục hành chính trong thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX nông nghiệp.

+ Tập trung vào việc ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ các HTX nông nghiệp phát triển trên cơ sở gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

+ Xây dựng các mô hình điển hình các HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, mô hình liên hiệp các HTX nông nghiệp toàn tỉnh. Các mô hình này sẽ giúp nông dân khắc phục cơ bản thua thiệt trên thị trường, gia tăng lợi ích thông qua liên kết hữu cơ trong chuỗi giá trị nông sản phẩm nhằm tăng cường sức mạnh tập thể của các thành viên, từ đó cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao tinh thần hợp tác của cộng đồng nhiều hộ nông dân và dân cư địa phương.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới cơ sở trong quản lý hợp tác xã nông nghiệp, cần tập trung vào một số công việc cụ thể sau:

+ Tổ chức các cơ quan nhà nước, quy định chức năng, nhiệm vụ đảm bảo đồng bộ, hệ thống từ Trung ương đến cơ sở.

+ Kết hợp chặt chẽ quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ.

+ Việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước phải công khai, minh bạch và ổn định.

+ Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức từ Trung ương đến cơ sở trong quản lý HTX nông nghiệp.

Về phía trung ương: Thực hiện tốt Kết luật số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5

khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong đó chú trọng: “Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và pháp luật có liên quan (đất đai, thuế, tín dụng...), kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững. Có phương án xử lý dứt điểm việc nợ đọng ở các hợp tác xã, tạo điều kiện để giải thể các hợp tác xã kiểu cũ, yếu kém hoặc chuyển sang hình thức kinh tế khác. Cân đối và bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước với kinh tế tập thể, hợp tác xã phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và điều kiện cụ thể của đất nước. Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ hợp tác xã và cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã. Có cơ chế để các hợp tác xã đủ năng lực, điều kiện được tham gia thực hiện một số nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình đầu tư công. Xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về kinh tế tập thể, hợp tác xã trên toàn quốc…” và “…Kiện toàn tổ chức ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Trung ương và địa phương để thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt trong công tác chỉ đạo, phối hợp, điều hành”.

+ Rà soát bổ sung chính sách hỗ trợ cho HTX nói chung nhất là HTX nông nghiệp giai đoạn 2021-2025

3.2. Giải pháp quản lý phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 69 - 73)