Thực trạng kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (Trang 56 - 58)

Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế nƣớc ta có nhiều chuyển biến tích cực, nhƣ: Năm 2016, năm đầu cả nƣớc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trƣởng thƣơng mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trƣờng hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hƣởng đến kinh tế nƣớc ta, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và thu ngân

sách nhà nƣớc. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, bên cạnh những thuận lợi từ dấu hiệu khởi sắc của năm 2015, kinh tế nƣớc ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thờitiết, biến đổi khí hậu.

Trƣớc tình hình đó, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phƣơng tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 07 tháng 01 năm 2016về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách

nhà nƣớc năm 2016. Đồng thời, ban hành hàng loạt các Nghị quyết để chỉ đạo, giải quyết những vấn đề cấp bách, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ môi trƣờng sinh thái nhƣ: Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hƣớng đến năm 2020; Nghị

52

quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tƣ công năm 2016; các Nghị quyết phiên họp thƣờng kỳ của Chính phủ. Với những đổi mới mạnh mẽ và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế - xã hội nƣớc ta năm 2016 đã vƣợt qua khó khăn, thách thức.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, cả năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,2% so với năm 2015; tổng vốn đăng ký là 891,1 nghìn tỷ đồng, tăng 48,1% (nếu tính cả 1.629,8 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động thì tổng số vốn đăng ký và bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2016 là 2.520,9 nghìn tỷ đồng); số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới năm 2016 đạt 8,1 tỷ đồng, tăng 27,5% so với năm 2015. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2016 là 1.268 nghìn ngƣời, bằng 86,1% năm 2015. Trong năm 2016, còn có 26.689 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 24,1% so với năm trƣớc, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2016 lên gần 136,8 nghìn doanh nghiệp. Điều này cho thấy khung khổ pháp lý mới cùng với các giải pháp của Chính phủ trong việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển đã phát huy hiệu quả,môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh đƣợc cải thiện rõ rệt, doanh

nghiệpđã tìm thấy cơ hội kinh doanh và niềm tin vào thị trƣờng.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2016 ở hầu hết các ngành, lĩnh vực đều tăng so với năm trƣớc, trong đó một số ngành tăng mạnh cả về số doanh nghiệp và số vốn đăng ký: Kinh doanh bất động sảntăng

53

83,9% về số doanh nghiệp và tăng 234,2% về vốn đăng ký; thông tin và truyền thông tăng 9,7% và tăng 128,1%; tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 26,7% và tăng 87,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 18,9% và tăng 60,4%; hoạt động dịch vụ khác tăng 35,3% và tăng 87,7%... Riêng lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm giảm 26,2%; số vốn đăng ký giảm 10,9%.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2016 là 12.478 doanh nghiệp, tăng 31,8% so với năm trƣớc, trong đó có 11.611 doanh nghiệp có quy mô vốn dƣới 10 tỷ đồng, chiếm 93,1% và tăng 30,9%. Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động có 4.901 công ty TNHH 1 thành viên (chiếm 39,3%); 3.768 công ty TNHH 2 thành viên (chiếm 30,2%); 2.174 doanh nghiệp tƣ nhân (chiếm 17,4%); 1.632 công ty cổ phần (chiếm 13,1%) và 3 công ty hợp danh.

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong năm 2016 là 60.667 doanh nghiệp, giảm15,2% so với năm trƣớc, bao gồm 19.917 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 27,3% và 40.750 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, giảm 26,9%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)