Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phòng ngừa, đấu tranh với những vi phạm pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (Trang 103 - 106)

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ CP theo hƣớng tăng mức xử phạt đối với một số

3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phòng ngừa, đấu tranh với những vi phạm pháp

trách nhiệm trong việc phòng ngừa, đấu tranh với những vi phạm pháp luật trong các cơ sở ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, giữ gìn ANTT là một bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng nên cần phải đƣợc tiến hành bởi chính quần chúng nhân dân và đƣợc thể hiện một cách đầy sinh động, sáng tạo thông qua phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc. Quản lý, phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác về ANTT xảy ra trong các cơ sở kinh doanh là một bộ phận quan trọng của phong trào này, vì vậy cũng cần huy động sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Quá trình tuyên truyền, vận động cần chú ý:

- Về đối tƣợng tuyên truyền: Không chỉ dừng lại ở đội ngũ cán bộ, công nhân viên, cán bộ chính quyền địa phƣơng mà phải tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt cần tuyên truyền đối với chủ cơ sở và những nhân viên hoạt động trong cơ sở, những ngƣời có trách nhiệm trong quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng nhƣ đối với những ngƣời có trách nhiệm trong phòng chống vi phạm, các tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở.

- Về nội dung tuyên truyền: Bao gồm các quy định pháp luật về quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT nhƣ Nghị định

96/2016/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan; nội dung, yêu cầu phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc chấp hành quy định, điều kiện kinh doanh; quyền lợi và nghĩa vụ của mọi ngƣời dân trong việc tham gia giám sát, quản lý các cơ sở. Cần tuyên truyền cả về các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phƣơng thức thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, vi phạm pháp luật lợi dụng các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Mặt khác cũng cần hƣớng dẫn các cá

99

nhân, tổ chức kinh doanh kí cam kết thực hiện các quy định, điều kiện đảm bảo ANTT, chấp hành đúng quy định của pháp luật, xây dựng và thực hiện các nội quy đảm bảo ANTT, có biện pháp cụ thể phù hợp phòng chống vi phạm xảy ra trong cơ sở. Hƣớng dẫn nhân dân, các tổ chức quần chúng về phƣơng pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các vi phạm pháp luật. Xã hội hóa công tác phát hiện, tố giác tội phạm, xây dựng các hộp thƣ tố giác ở từng cụm dân cƣ, vận động nhân dân tham gia cùng phát hiện tố giác tội phạm

trong các cơ sở.

- Về hình thức tuyên truyền: Cần đa dạng hóa các hình thức khác nhau, kết hợp giữa tuyên truyền vận động tập trung với tuyên truyền, vận động cá biệt, gắn với đặc điểm đối tƣợng và nội dung, yêu cầu cần tuyên truyền. Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ hệ thống truyền thanh của các phƣờng, tổ chức kẻ vẽ khẩu hiệu, panô áp phích đặt tại những nơi dễ thấy, phối hợp với các cơ quan, trƣờng học để tuyên truyền vận động tập trung đến đông đảo mọi ngƣời dân trên địa bàn. Thông qua hoạt động kiểm tra, nhắc nhở, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh của lực lƣợng CAND tác động trực tiếp đến từng cá nhân để tuyên truyền cá biệt. Lực lƣợng CAND cần phối hợp với các lực lƣợng cơ sở, tổ chức họp tổ dân phố và thông qua công tác thăm hỏi để tuyên truyền. Mặt khác, lồng ghép đƣa các nội dung quản lý các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về

ANTT và phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm vào các cuộc vận động lớn ở địa phƣơng.

Để thực hiện nội dung trên, biện pháp tiến hành cần tập trung vào những biện pháp cụ thể sau :

- Lực lƣợng CAND cần tham mƣu cho lãnh đạo các cấp xây dựng kế hoạch hƣớng dẫn, chỉ đạo lực lƣợng xây dựng các chuyên đề vận động quần chúng tham gia quản lý, giám sát, phát hiện và tố giác các vi phạm của các cơ

100

sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT phù hợp với tình hình, đặc điểm địa bàn mình phụ trách và tổ chức thực hiện các chuyên đề đó một cách có hiệu quả. Kết quả đạt đƣợc của phong trào có thể đƣợc sử dụng để làm căn cứ đánh giá thi đua và gắn trách nhiệm của các cán bộ, chiến sỹ Công an với hoạt động quản lý các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Trƣớc mắt, có thể tập trung vào việc thực hiện các chuyên đề vận động quần chúng chấp hành các quy định về kinh doanh lƣu trú; phát hiện, tố giác những vi phạm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, các dịch vụ nhạy cảm, phức tạp v.v…

- Lực lƣợng Công an cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cá biệt thông qua các hoạt động nhƣ thăm hỏi, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, họp tổ dân phố… Cần thông qua các lực lƣợng quần chúng nòng cốt (bảo vệ dân phố, dân phòng) để tuyên truyền, vận động mọi ngƣời dân tham gia quản lý, giám sát và phát hiện những nghi vấn trong hoạt động của các cơ sở.

- Tăng cƣờng công tác tuyên tuyền, vận động các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT cũng nhƣ các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” (gội đầu, cắt tóc thƣ giãn, ngâm chân thuốc bắc, hỗ trợ tài chính…) khác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật có liên

quan. Công an các cấp cần thƣờng xuyên, định kỳ tổ chức họp đại diện các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Thông qua đó tuyên truyền, phổ biến các quy định về ANTT cũng nhƣ cung cấp các thông tin, tình hình về ANTT có liên quan đến hoạt động của các cơ sở.

- Vận động, hƣớng dẫn nhân dân phát hiện các vi phạm trong hoạt động của các cơ sở kinh doanh, tích cực tố giác cho cơ quan công an, giúp đỡ lực lƣợng Công an phát hiện và khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý

ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Tăng cƣờng, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm.

101

- Thƣờng xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về các biện pháp vận động, hƣớng dẫn quần chúng nhân dân tham gia phát hiện, phòng chống vi phạm pháp luật. Tham mƣu, đề xuất với chính quyền địa phƣơng có chính sách đãi ngộ, động viên khuyến khích đối với cá nhân, tổ chức tích cực cung cấp thông tin, tài liệu, tố giác và hỗ trợ lực lƣợng chuyên trách trong

phòng chống vi phạm pháp luật, VPHC trong các cơ sở kinh doanh ngành,

nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Tập trung xây dựng củng cố các lực lƣợng quần chúng nòng cốt làm chỗ dựa, tạo điều kiện cho việc tuyên truyền vận động nhân dân tham giavào công tác quản lý các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT tại địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)