Xây dựng, hoàn thiện mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an với các lực lượng chức năng khác trong công tác quản lý các cơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (Trang 106 - 110)

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ CP theo hƣớng tăng mức xử phạt đối với một số

3.2.5. Xây dựng, hoàn thiện mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an với các lực lượng chức năng khác trong công tác quản lý các cơ

Công an với các lực lượng chức năng khác trong công tác quản lý các cơ sở kinh doanhcó điều kiện về ANTT

Quản lý các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT là một hoạt động phức tạp, có sự tham gia của nhiều chủ thể với phạm vi trách nhiệm khác nhau. Do đó, trong quá trình tiến hành cần có sự phối hợp chặt chẽ, đảm bảo đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các lực lƣợng. Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý các cơ sở kinh doanh ngành,

nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT, tôi đề xuất cần phải:

- Tham mƣu Lãnh đạo các cấp xây dựng quy chế phối hợp, phân công nhiệm vụ giữa các lực lƣợng cả trong ngành Công an và giữa ngành Công an với các lực lƣợng khác tiến hành công tác xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT một cách cụ thể, hợp lý dựa trên cơ sở phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và khả năng của từng lực lƣợng theo luật định. Trong đó, lực lƣợng chủ công, nòng cốt là lực lƣợng Công an nhân dân. Những lực lƣợng khác cần phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên trong quá trình quản lý các cơ sở gồm: các lực lƣợng trong

102

ngành Công an nhân dân trực tiếp có chức năng phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm có liên quan đến hoạt động của các cơ sở, đó là: Lực lƣợng Cảnh sát QLHC về TTXH; lực lƣợng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH; Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ; lực lƣợng An ninh nhân dân; Các cơ quan, ban ngành khác có chức năng quản lý nhà nƣớc về mặt chuyên môn hoặc có liên quan đến hoạt động quản lý các nghề nhƣ: Công thƣơng, Văn hóa thông tin, Thƣơng mại, Y tế, Du lịch, các đoàn thể… Nội dung phối hợp tập trung vào việc xác minh làm rõ điều kiện đảm bảo ANTT đối với các tổ chức kinh doanh. Phối hợp trong nắm tình hình, thu thập thông tin về hoạt động của từng cơ sở, kịp thời phát hiện những nghi vấn vi phạm pháp luật. Phối hợp trong tuyên truyền, hƣớng dẫn nhân dân phát hiện, đấu tranh đối với những hành vi vi phạm. Phối hợp trong giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình tiến hành phòng chống vi phạm pháp luật. Phối hợp trong trao đổi thông tin về tình hình vi phạm, các kế hoạch, biện pháp phòng chống vi phạm, xây dựng và thực hiện các phƣơng án phòng chống vi phạm pháp luật. Phối hợp trong việc xử lý vi phạm và giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc nảy sinh, việc thực hiện các chính sách có

liên quan. Thống nhất việc phân công trách nhiệm của từng lực lƣợng, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức thực hiện. Đồng thời, quy định việc thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm, khắc phục những tồn tại, thiếu sót

trong công tác quản lý.

- Tham mƣu cho lãnh đạo các cấp tổ chức mở hội nghị liên tịch bàn và thống nhất việc phối hợp. Thông qua hội nghị thống nhất về nhận thức, tránh việc cho rằng việc quản lý các cơ sở là việc của riêng cơ quan Công an, thống nhất về quy chế phối hợp, xác định rõ phạm vi trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, từng lực lƣợng; nội dung phối hợp và các kế hoạch, biện pháp cần tiến hành trong từng thời gian.

103

- Trong quá trình tiến hành, lực lƣợng Công an phải chủ động, thƣờng xuyên phối hợp, trao đổi thông tin và hỗ trợ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi bộ phận, trong phòng chống vi phạm pháp luật lợi dụng các cơ sở kinh doanh để hoạt động. Với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, lực lƣợng Công an cần tập trung thực hiện tốt quan hệ phối hợp theo hƣớng:

+ Giữa cấp Bộ với cấp Tỉnh, với cấp quận huyện và với cấp đội nghiệp vụ: Cần phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động: xác minh các điều kiện, quy định về ANTT để cho các cơ sở làm ngành nghề theo quy định; nắm tình hình, trao đổi thông tin về hoạt động cũng nhƣ trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ sở. Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh quy chế “Kiểm tra xử lý có thông báo 3 bên” nhƣng đồng thời phải tăng cƣờng công tác nắm tình tình hình, giám sát các cơ sở sau khi xử lý, kiên quyết nhắc nhở, yêu cầu các cơ sở nhanh chóng khắc phục những tồn tại, thiếu sót, vi phạm các quy định, điều kiện về ANTT, tránh để tình trạng vi phạm tái diễn kéo dài, gắn yêu cầu này với trách nhiệm của lực lƣợng Công an cơ sở.

+ Giữa lực lƣợng nghiệp vụ của Công an:

Phối hợp trao đổi thông tin để mở hồ sơ nghiệp vụ đối với các cơ sở

kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT và các cơ sở kinh doanh “nhạy cảm” khác, phục vụ cho việc nắm tình hình, phát hiện các biểu hiện nghi vấn trong các cơ sở; trao đổi thông tin về tình hình hoạt động, các nghi vấn vi phạm pháp luật đối với các cơ sở, phát hiện và xử phạt kịp thời đối với những vụ việc xảy ra trong cơ sở có liên quan đến tội phạm, vi phạm pháp luật, nhất là trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cho thuê lƣu trú, kinh doanh karaoke, massage.

Phối hợp trong việc thu thập các thông tin, tài liệu cần thiết, nhất là thông tin về tình hình, phƣơng thức thủ đoạn của các loại tội phạm, vi phạm

104

pháp luật trong cơ sở kinh doanh để xây dựng và triển khai kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, phát hiện đấu tranh có hiệu quả.

+ Phối giữa lực lƣợng Công an với các cơ quan có chức năng quản lý về mặt chuyên môn các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về

ANTT (Y tế, thƣơng mại, văn hóa thông tin, thuế…) trong việc nắm tình hình, thu thập các thông tin, biểu hiện nghi vấn về tội phạm, tệ nạn xã hội có thể xảy ra trong các cơ sở. Phối hợp với các lực lƣợng có liên quan trong việc tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, xử phạt nghiêm các

vi phạm của các cơ sở. Trong trƣờng hợp các cơ quan chức năng khác kiểm tra độc lập, phát hiện vi phạm của các cơ sở và xử lý, cần thông báo cho cơ quan Công an, kể cả khi những vi phạm thuộc các lĩnh vực khác không phải là ANTT, để từ đó giúp cho lực lƣợng Công an có thể nắm tình hình một cách sâu sắc và triệt để hơn đối với cơ sở cũng nhƣ đánh giá đƣợc thái độ, ý thức chấp hành pháp luật của cơ sở.

Phối hợp với ngành Văn hóa thông tin, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng tiến hành công tác giáo dục, tuyên truyền để góp phần nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức về phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Đối tƣợng tuyên truyền là tất cả mọi quần chúng nhân trên địa bàn,

tập trung vào các chủ cơ sở, những ngƣời là nhân viên của các cơ sở. Nội dung tuyên truyền giáo dục chủ yếu là các quy định pháp luật về hoạt động của các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT, các quy định khác có liên quan đến công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm có thể xảy ra trong các cơ sở. Tiến hành tuyên truyền, tổ chức, vận động nhân dân xây dựng và thực hiện các mô hình tự quản để kịp thời phát hiện, tố giác những vi phạm có liên quan đến hoạt động của các cơ sở kinh doanh ngành,

105

nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT cũng nhƣ các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)