1.2.1.1. Quan niệm về bảo đảm quyền con người
Trong tiếng Việt, “bảo đảm” được hiểu là “làm cho chắc thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết” [62]. Quyền con người (nói chung) sẽ
chỉ là nhu cầu và khả năng ở dạng tiềm năng và không trở thành hiện thực nếu không có các điều kiện để thực hiện. Các điều kiện đó không chỉ phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của mỗi người mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,... đặc biệt là các yếu tốdo Nhà nước tạo lập, hình thành hệ thống bảo đảm thực hiện quyền con người. Căn cứ vào đặc điểm của từng yếu tố bảo đảm, gắn với trách nhiệm của các chủ thể, có thể phân thành các bảo đảm chung (bảo đảm về chính trị, bảo đảm về kinh tế, bảo đảm vềvăn hóa - xã hội, tư tưởng) và đảm bảo về pháp lý.
Như vậy, có thể hiểu, bảo đảm các quyền con người là việc tạo ra các tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của họđã được pháp luật ghi nhận.
Gần với bảo đảm, có khái niệm bảo vệ quyền con người. Bảo vệ quyền con người là việc xác định các biện pháp pháp lý, các biện pháp tổ chức, cơ chếđể bảo vệ các quyền con người khi bị xâm phạm từphía cơ quan công quyền, hay từ các chủ thể khác nhằm khôi phục các quyền đã bị xâm phạm. Bảo vệđược coi như một dạng của bảo đảm, có tác dụng bảo vệ, khôi phục quyền khi bị xâm phạm trong quá trình thực hiện quyền. Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Các quyền con người rất đa dạng, được bảo đảm, bảo vệ bằng cả hệ thống pháp luật: từ Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự… đến Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Hôn nhân gia đình. Mỗi lĩnh vực pháp luật bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân bằng những phương thức, cách thức chuyên biệt riêng có của mình.
1.2.1.2. Ý nghĩa của bảo đảm quyền con người
Từ góc nhìn của khoa học luật học, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ởnước ta, các bảo đảm pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định, là cốt lõi, là sự thể chế hóa các bảo đảm chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực có tính bắt buộc mà nhà nước, các cơ quan nhà nước và xã hội phải thực hiện để bảo đảm các quyền con người. Các bảo đảm pháp lý rất đa dạng, phong phú, trước hết là sự ghi nhận các quyền con người đến việc tạo các điều kiện pháp lý, các điều kiện tổ chức, việc thiết lập cơ chế, bộ máy chuyên trách bảo đảm các quyền con người.
Quan niệm về bảo đảm quyền con người (và cả quyền công dân) là các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu là nhà nước, thực hiện các biện pháp về thể chế lập pháp, hành pháp, tư pháp, và về quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền con người trong hoạt động của nhà nước và các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, (bảo đảm) thực hiện và thúc đẩy quyền con người trong thực tế. Đề cập tới vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và những đảm bảo của Nhà nước trong việc ghi nhận, tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã có nhiều quy định. Ngoài nguyên tắc như: “Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”(Điều 14); ở hầu hết các điều đều quy định trách nhiệm và đảm bảo của Nhà nước như Điều 17: “Nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam ởnước ngoài”; Điều 28: “Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”… và ở nhiều điều khác.
Hiện nay, sựtác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tếđến công tác bảo đảm quyền con người, trước tiên, diễn biến theo hướng tích cực, là: Cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội để thúc đẩy công tác bảo đảm và giải quyết vấn đề quyền con người; phát triển theo hướng đa dạng nhu cầu về quyền con người và thách thức mới đối với bảo đảm quyền con người; tạo ra những cơ hội thuận lợi để Việt Nam phát triển kinh tế nhanh và bền vững - điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền con người; góp phần làm thay đổi tư duy pháp lý về quyền con người; thúc đẩy công tác bảo đảm quyền con người tiệm cận ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn luật pháp, chuẩn mực và tập quán quốc tế; qua đó quyền con người không chỉ được bảo đảm ở cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ quốc tế; bầu bạn trên thế giới hiểu được thành tựu về nhân quyền của Việt Nam; và các quốc gia phương Tây cũng buộc phải điều chỉnh thái độ, chính sách của họ đối với vấn đề quyền con người của Việt Nam, cơ bản theo hướng hợp tác.