Thực trạng bảo đảm về xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 72 - 77)

Trên cơ sở các bảo đảm về pháp lý, tổ chức, chính trị - tư tưởng, các hoạt động bảo đảm về mặt xã hội cho thực hiện quyền của người có HIV/AIDS ở Hà Nội những năm qua khá đa dạng và có nhiều chuyển biến tích cực. Có thể khái quát theo một số khía cạnh xã hội sau:

- Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội: Các tổ chức chính trị đóng vai trò nòng cốt trong việc định hướng xã hội và cộng đồng nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS và quyền con người. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên Hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản HồChí Minh và các đoàn thểkhác đã có rất nhiều những hoạt động thiết thực đi tới mọi miền ngóc ngách để tuyên truyền vận động vềthay đổi hành vi và thay đổi quan điểm, thái độ của cộng đồng đối với người có HIV/AIDS, giáo dục nhằm tăng cường nhận thức cho xã hội về căn bệnh thế kỷ này. Chính nhận thức sâu rộng cũng như mục tiêu hành động vì khối đại đoàn kết toàn dân đã là cơ sở, động lực để các tổ chức chính trị hoạt động không ngừng nghỉ, có những sáng kiến khá táo bạo và thiết thực nhằm thúc đẩy việc đảm

- Hoạt động dự án của các tổ chức phi chính phủ: Với hoạt động của các tổ chức quốc tế, nhiều dự án phòng, chống HIV/AIDS được triển khai có hiệu quả và đang được mở rộng trên địa bàn Hà Nội: Dự án Life-gap (triển khai mở rộng phòng khám và điều trị ARV tại huyện Ba Vì); Dự án “Phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam’’ do DFID tài trợ được triển khai mở rộng thêm 10 xã, phường thuộc 4 quận, huyện, thị với các hoạt động phân phát bơm kim tiêm sạch, phân phát bao cao su cho các đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm HIV, các dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, các dự án do tổ chức sức khoẻ gia đình quốc tế (FHI), tổ chức dân số thế giới (PSI) cũng được triển khai mở rộng đã góp phần tích cực làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm người có nguy cơ cao.

- Hoạt động xã hội dân sự: Hoạt động bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố còn thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội, cộng đồng nhân dân vào việc chăm sóc, hỗ trợ người có HIV, hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, đến các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại, xoá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS đã góp phần đáng kể trong công tác phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố: Các hội (Hội người cao tuổi, Hội luật gia Thành phố) có nhiều hoạt động hỗ trợ tinh thần, hỗ trợ về pháp lý cho những người có HIV/AIDS; Các thành phần tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo) đã tham gia tích cực các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người có HIV; Các câu lạc bộ người có HIV và gia đình họ được hình thành ở nhiều quận, huyện, thị trong Thành phố đã hoạt động rất có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Hiện nay, toàn Thành phố có 50 Câu lạc bộ đồng cảm; 10 nhóm tự lực và 16 nhóm giáo dục đồng đẳng. Số lượng các nhóm tự lực ngày càng gia tăng, phát triển và liên kết với nhau đã tham gia tích cực trong các hoạt động hỗ trợ dịch vụđiều trị ARV tại các cơ sở y tế, chuyển gửi khách hàng giữa các dịch vụ y tế và các dịch vụ xã hội, các hoạt động chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS, hỗ trợ tinh thần cho các thành viên trong nhóm; Các đối tượng có hành vi nguy cơ cao (gái mại dâm, người nghiện chích ma tuý) đã tham gia hiệu quả vào các hoạt động giáo dục đồng đẳng, truyền thông thay đổi hành vi, các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại, dịch vụ chuyển gửi, hỗ trợ tinh thần cho người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Điển hình như mô hình “Câu lạc bộ Đồng cảm” ở huyện Ba Vì – Hà Nội [63] giúp những người có HIV xích lại gần nhau hơn, cùng trao đổi học tập, lao động. Những mô hình kểtrên đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của những người có

HIV/AIDS vềcăn bệnh thế kỷnày. Đồng thời giúp họ tựtin hơn để hòa nhập với xã hội.

Kết quả thực hiện một số chương trình hành động phòng, chống HIV/AIDS

trên địa bàn thành phố Hà Nội [41].

- Chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại.

Năm 2016, Thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động can thiệp giảm hại, kết quảđạt được:

+ Giám sát, Hỗ trợ kĩ thuật định kỳvà đột xuất cho các cơ sở Methadone mới. + Thực hiện báo cáo hàng tuần, hàng tháng chương trình MMT báo cáo Cục phòng chống HIV/AIDS.

+ Tổng hợp danh sách bệnh nhân điều trị Methadone tại 30 quận/huyện hàng tháng. + Hoàn thành báo cáo kết quả triển khai và mở rộng chương trình Methadone +Tổ chức tập huấn cơ bản cấp chứng chỉ cho cán bộ các cơ sởđiều trị MMT cho 202 học viên.

+Tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên tiếp cận cộng đồng tại các quận/huyện, xã/phường vềcác phương pháp tiếp cận và giới thiệu các dịch vụ VCT, OPC, truyền thông về bảo hiểm y tếcho người có HIV.

Chương trình phân phát, thu gom bơm kim liêm (B T): tính đến hết 30/9/2016:

các chương trình, dự án đã phát miễn phí được bơm kim tiêm cho 14.247 người nghiện chích ma túy.

Chương trình bao cao su (BCS): đến hết 30/9/2016 tổng số người có nguy cơ

cao được nhận bao cao su là 13.648 người trong đó có 1.715 phụ nữ mại dâm được nhận bao cao su.

Ngoài hoạt động cấp phát BKT và BCS, các nhân viên tiếp cận cộng đồng còn giới thiệu chuyển gửi được 11.908 người có nguy cơ cao đi xét nghiệm HIV.

- Công tác điều trị Methadone:

Tính đến 31/10/2016, số bệnh nhân đang điều trị Methadone của toàn Thành phố là 4.402 bệnh nhân (đạt 51,8%). Trong đó, bệnh nhân hiện đang điều trị tại 6 cơ sở điều trịcũ có 2.293 bệnh nhân; số bệnh nhân hiện đang điều trị tại 11 CSĐT mới là 2109 bệnh nhân. Sau hơn 5 năm triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện CDTP bằng thuốc Methadone có hiệu quả tốt: giúp bệnh nhân điều trị an toàn, thay đổi hành vi nhận thức, tăng thể trạng sức khoẻ, giảm sử dụng Heroin, giảm tội phạm do người nghiện gây ra. Tình hình cấp phát thuốc được thực hiện theo đúng quy trình do Bộ

Y tế ban hành. Tình hình an ninh trật tự tại các CSĐT được đảm bảo, có sự phôi hợp chặt chẽ của cơ quan công an với cơ sởđiều trị. Việc tiếp nhận, bảo quản và cấp phát thuốc đến hiện tại không xảy ra vấn đề thất thoát thuốc Methadone [41]. (Xem thêm Bảng 2.5

về Kết quả điều trị Methadone đến 31/10/2016 tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội).

- Công tác tư vấn xét nghiệm HIV:

Hiện tại trên địa bàn thành phố còn 14 phòng tư vấn xét nghiệm. Kết quả công tác tư vấn, xét nghiệm đến 30/9/2016 đã tiến hành tư vấn trước xét nghiệm HIV cho 149.514 lượt khách hàng, trong đó số khách hàng đồng ý xét nghiệm 102.212 (đạt 68%) và đã phát hiện được 780 trường hợp có HIV.

- Công tác hỗ trợđiều trị HIV/AIDS và dự phòng lây HIV từ mẹ sang con:

Năm 2016 Thành phố Hà Nội vẫn duy trì 21 phòng khám ngoại trú (PKNT) người lớn và trẻ em điều trị HIV/AIDS trong đó: 03 bệnh viện thuộc Trung ương (BV Nhi TW, BV Nhiệt đới TW, Bệnh viện Bach Mai) và 18 phòng khám ngoại trú do Sở Y tế trực tiếp quản lý bao gồm 05 PKNT tại các Bệnh viện thuộc Hà Nội (BV Hà Đông, BV Đống Đa, BV Lao và bệnh phổi Hà Nội, BV Sơn Tây, BV 09) và 13 PKNT tại Trung tâm Y tế tuyến quận/huyện. Có 8 Trung tâm chữa bệnh - giáo dục lao động xã hội, 02 Trại giam tham gia hỗ trợ điều trị ARV cho người có HIV/AIDS. 100% các cơ sở này được duy trì đủ thuốc kháng virut HIV và thuốc điều trị NTCH cơ hội cho bệnh nhân AIDS theo đúng qui định[41]..

Bảng 2.5: Kết quả điều trị Methadone đến 31/10/2016 tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội

Stt Đơn vị đang đƣợSố bệnh nhân c điều trị

1 Ba Vì 153 2 Chương Mỹ 80 3 Đan Phượng 148 4 Đông Anh 138 5 ĐốngĐa 494 6 Hà Đông 299 7 Hai Bà Trưng 548 8 Hoàng Mai 403 9 Long Biên 403 10 Phú Xuyên 173 11 Sơn Tây 233 12 Tây Hồ 261 13 Từ Liêm 373 14 Ứng Hòa 282

15 Trung tâm AIDS 180

16 Bệnh viện 09 122

17 TT GDLDXH số 5 112

Tổng 4402

(Nguồn: [41])

Tính đến 30/9/2016:

Số người có hiện đang được điều trị ARV 10.927 bệnh nhân (BN) bao gồm cả các OPC thuộc Bệnh viện Trung ương (bao gồm cả bệnh nhân ngoại tỉnh). Trong đó: Người lớn: 10.320/11.434 BN đạt 90 % kế hoạch năm; Trẻem: 607/560 BN đạt 108% kế hoạch năm.

Số bệnh nhân mới đưa vào điều trị ARV: 775 BN (NL: 741; TE: 34); Số bệnh nhân bỏ trị quay lại điều trị: 50 người (NL: 48; TE: 2)

Số bệnh nhân chuyển đến: 215 người (NL: 207; TE: 8); Số bệnh nhân chuyển đi: 370 người(NL: 351; TE: 19)

Số bệnh nhân tửvong: 102 người (NL: 101; TE: 01) bao gồm cả ngoại tỉnh. ố ệ ỏ ị: 230 ngườ

100% PKNT triển khai hoạt động cải thiện chất lượng (CTCL) chăm sóc, điều trị. Thu thập 10 chỉ số CTCL giai đoạn từ 1/7/2015-31/12/2015, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch CTCL giai đoạn từ 1/1/2016-30/6/2016. Từ đó nâng cao hiệu quả của chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Tuy nhiên còn có PKNT Sóc Sơn chưa thực sựquan tâm đến hoạt động CTCL.

Chương trình lao/HIV (Số liệu đến 30/9/2016) Số bệnh nhân lao được tư vấn vềHIV: 2559 người

Số bệnh nhân đồng ý làm xét nghiệm: 2037 người (đạt 79,6%) Sốngười mắc lao có HIV(+): 42 người

- Các PKNT đã thường xuyên chú ý khám sàng lọc 4 triệu chứng nghi lao cho người có HIV quản lý ký tại PKNT trong các lần tái khám.

- Số người mắc lao được điều trị đồng thời Lao và ARV: 84 người

- Số BN đang điều trị ARV mắc lao được điều trị lao: 61 người

- số người có HIV được điều trị dự phòng lao bằng INH (số mới được điều trị dự phòng): 382 người

*Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con(đến hết 30/9/2016).

- Số PNMT được xét nghiệm: 98.444 người; số xét nghiệm có HIV dương tính: 57 trường hợp chiếm 0,05%;

- 96% (110/115) số bà mẹ có HIV được điều trị dự phòng bằng ARV.

- 96% (66/69) Trẻ sinh ra từ mẹ có HIV (Còn sống) được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- 87% (60/69) trẻ sinh ra từ mẹ có HIV đã được cấp sữa thay thế.

*Điều trị Dự phòng phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi do nghề nghiệp.

- 9 tháng đầu năm 2016 có 16 người bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Trong đó: Cán bộ Y tế: 11 người; Công an: 04 người; Khác: 01 người.

- 100% cán bộ bịphơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV (ĐT trong 6 giờđầu: 07 người; từ 6 -72 giờ: 09 người) [41].

2.2. Nhận xét về thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời có HIV/AIDS ở thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)