Hạn chế, thiếu hụt và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 85 - 103)

2.2.2.1. Hạn chế, thiếu hụt

Thứ nhất, về mặt nhận thức của các chủ thể trong bảo đảm quyền của người

có HIV/AIDS: Nhận thức của người có HIV/AIDS về quyền của họ còn hạn chế,

xã hội còn ít và bịgián đoạn.

- Mặc dù những kiến thức về HIV/AIDS được cải thiện một cách đáng kể trong thời gian qua, nhưng nhận thức về quyền con người nói chung và quyền của những người có HIV/AIDS nói riêng còn rất hạn chế. Người có HIV/AIDS hầu hết không biết mình có những quyền gì được pháp luật bảo vệ, cơ chế nào được áp dụng khi những quyền đó bị xâm hại. Đại đa số họ vẫn đặt mình trong một ốc đảo an toàn, chỉ những người thật sự tin cẩn mới biết được tình trạng của họ. Không dám công khai tình trạng bệnh đồng thời sẽ cam chịu khi có chủ thểnào đó vi phạm quyền của mình. Họ cho rằng việc họ được chăm sóc sức khỏe, được hỗ trợ y tế, được tuyên truyền giáo dục về HIV/AIDS và những vấn đề liên quan là do họđang được hưởng sự viện trợ nhân đạo từ phía các tổ chức từ thiện. Chính thực tế này là một trở ngại lớn trong công tác đảm bảo quyền của người có HIV/AIDS.

- Còn khá nhiều cán bộ trong các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương vẫn còn nhận thức sai lệch về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền của người có HIV/AIDS. Một mặt do giữ thái độ bảo thủ, quan điểm lạc hậu về HIV/AIDS, một mặt do thái độ thờ ơ với vấn đề mà dẫn tới nhận thức của các cán bộ này còn khiếm khuyết. Đây cũng là một tồn tại đáng kể ảnh hưởng tiêu cực tới công tác đảm bảo quyền của người nhiễm HIV/AIDS.

- Còn thiếu nhiều hành động từ phía các chủ thể trong thực hiện quyền của người có HIV/AIDS. Nhìn chung người có HIV/AIDS ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía Nhà nước và xã hội. Đồng thời quyền của nhóm này ngày càng được tôn trọng hơn. Tuy nhiên sự thay đổi trong nhận thức của các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng và thúc đẩy quyền của người có HIV/AIDS là chưa đủ, công tác đảm bảo quyền muốn đạt hiệu quả cần đi từ nhận thức tới hành động thực tiễn, tức là cần đảm bảo quyền trong xây dựng pháp luật cũng như thực thi pháp luật.

Thứ hai, đảm bảo pháp lý còn nhiều hạn chế, người có HIV/AIDS khó tiếp

cận, nhiều quy định không khả thi

Trên thực tế có hàng loạt các vụ vi phạm quyền diễn ra phổ biến. Có thể thấy rõ việc kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người có HIV/AIDS diễn ra trong trường học, cơ sở y tế hay nơi làm việc... Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật Việt Nam về vấn đề này khá dời dạc chưa thành hệ thống. Luật phòng chống HIV/AIDS chỉ tập trung quy định một số quyền cơ bản dễ bị xâm hại như quyền không bị kỳ thị và phân biệt đối xử; quyền được điều trị và chăm sóc sức khỏe;

liên quan đến bệnh tật, sức khỏe của cá nhân; quyền từ chối điều trị y tế. Những quyền cơ bản khác lại được các luật hoặc văn bản dưới luật khác bảo vệ(như quyền kết hôn được luật hôn nhân và gia đình quy định...) trên phương diện đó là quyền con người cơ bản. Những người có HIV/AIDS đa phần là người nghèo, thiếu hiểu biết. Họ sẽ khó có thể tiếp cận với một hệ thống văn bản rời rạc, tất yếu là họ sẽ không tự nhận thức được bản thân mình có những quyền gì. Điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc xâm hại quyền con người của người có HIV/AIDS. Luật phòng chống HIV/AIDS 2006 vẫn còn có một số quy định chưa thực sự phát huy hiệu quả. Ví dụ những hành vi bị nghiêm cấm trong Điều 8: Cố ý lây truyền HIV cho người khác; Đe doạ truyền HIV cho người khác; Kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV; Cha mẹ bỏrơi con chưa thành niên có HIV... Để chứng minh những hành vi vi phạm nói trên cũng không phải là chuyện đơn giản. Luật cũng không quy định chế tài cụ thể cho các hành vi vi phạm. Trên thực tế có một số các phương pháp khi quyền của người có HIV/AIDS bị xâm hại: Chia sẻ thông tin và thương lượng; thực hiện quy trình luật hành chính; thực hiện quy trình tố tụng. Với phương pháp đầu cần sự hỗ trợ rất nhiều từ phía những người am hiểu luật và thủ tục cũng như những kiến thức về HIV. Biện pháp xử lý hành chính được quy định tại Nghị định 69/2011/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng chống HIV/AIDS hoặc các luật khác liên quan như Luật bình đẳng giới... Hơn nữa, chế tài của Luật này còn quá nhẹ. Ví dụ: Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với các hành vi sau đây: tiết lộ bí mật về xét nghiệm thông báo kết quả xét nghiệm HIV cho người bị xét nghiệm hoặc người khác khi không được phép; Vi phạm quy định về bí mật tên tuổi, hình ảnh, địa chỉ của người có HIV... Tuy nhiên, để xử phạt được người vi phạm là rất khó khăn. Luật Luật Phòng chống HIV/AIDS cho phép bệnh nhân bị AIDS giai đoạn cuối được tạm đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ vụán theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự (khoản 1 Điều 42). Nhưng thực tế, Thông tư liên tịch số 02/2006 của Bộ Công an, Toà án Nhân dân Tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế hướng dẫn thi hành quy định pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù...chỉ quy định đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Trong khi đó, Luật Phòng chống HIV/AIDS cho phép tạm đình chỉ điều tra đối với người bị AIDS giai đoạn cuối.

Mặt khác, Điều 4 Quyết định số 96 ngày 28/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trịcho người có HIV... quy định: Người

nhân và các chương trình hoặc dựán được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện, theo chỉ định chuyên môn của bác sỹ. Trong trường hợp người có HIV trong trại giam, việc tiếp cận với thuốc kháng HIV cũng còn gặp khó khăn, gây ra việc điều trịgián đoạn cho người bệnh (kháng thuốc). Đây là một số những hạn chế khiến cho Luật phòng chống HIV/AIDS khó triển khai được trên thực tế.

Bên cạnh đó pháp luật Việt Nam hiện hành cùng năng lực của nhiều cơ quan nhà nước chưa đủ khả năng đểđảm bảo quyền cơ bản cho một số nhóm có mức độ tổn thương kép. Điển hình là nhóm dân di biến động. Một số các quyền cơ bản của họ như quyền tựdo đi lại, tự do lựa chọn nơi cư trú, tìm kiếm việc làm, tiếp cận với giáo dục và y tếcông chưa được pháp luật bảo hộđầy đủ. Vì thế tình trạng vi phạm diễn ra rất phổ biến. Nhìn chung pháp luật Việt nam về quyền của người có HIV/AIDS đáp ứng khá đầy đủ các nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế. Nhưng có thể nhận thấy, những đáp ứng của pháp luật Việt Nam chủ yếu thiên về mặt hình thức, tức là đáp ứng số lượng các quyền mà người có HIV/AIDS được hưởng, nhưng nội hàm các quyền đó chưa được quy định một cách đầy đủ. Hơn nữa những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chưa có tính thực thi cao chính vì thế người có HIV/AIDS chưa thực sựđược thụhưởng quyền cơ bản của mình trên thực tế. Bên cạnh việc quy định của pháp luật về vấn đề này chưa phù hợp, các công cụ, chế tài để bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương này chưa mạnh mẽ, không có tính chất răn đe vì thế việc vi phạm quyền vẫn diễn ra rất phổ biến. Hơn nữa pháp luật cũng chưa xây dựng được một cơ chế giải quyết riêng, phù hợp hơn trong những trường hợp quyền của người có HIV/AIDS bị vi phạm, để vừa đáp ứng tính nhanh chóng, thuận tiện, bí mật mà vẫn đảm bảo tính đền bù xứng đáng cho người có quyền bị vi phạm. Cùng với đó là công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mực. Với những tồn tại như vậy, pháp luật Việt Nam về quyền của người có HIV/AIDS chưa tỏrõ tính ưu việt và thực thi cao. Chính vì thế đòi hỏi cần có những thay đổi trong quá trình xây dựng luật cũng như chính sách áp dụng, có như vậy luật mới đi vào thực tiễn.

Thứ ba, các biện pháp tổ chức của Thành phố còn nhiều hạn chế.

Một là: Đội ngũ người thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS năng lực

còn hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ, chưa đáp ứng được đối với công cuộc phòng, chống HIV/AIDS đang diễn ra ngày càng phức tạp hơn.

HIV/AIDS cơ bản, chủ yếu là kiêm nhiệm, ít kinh nghiệm, thiếu tập huấn. Trong khi đó, tình hình dịch HIV/AIDS ngày càng diễn biến phức tạp. Hiện nay, tuyến thành phố: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS định mức biên chế chưa đảm bảo theo quy định tại Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tếnhà nước (hiện mới đạt 66,7% theo quy định). Tuyến cấp huyện và xã, phường: chưa có cán bộ chuyên trách, 100% kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, Hà Nội lại là một địa phương có địa bàn rộng lớn, do đó, cần phải có thêm số lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác HIV/AIDS mới phát huy được hiệu quả, vì họ chính là đội ngũ tham mưu tích cực hoạt động các chương trình, chiến lược, công tác chỉ đạo, tư vấn, chăm sóc và điều trị, hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại mới đạt được kết quả tốt. Chế độ thanh toán thù lao của các cộng tác viên còn thấp nên không khuyến khích các cộng tác viên nhiệt tình tham gia.

Hai là: Hệ thống Y tế thiếu được đầu tư cần thiết để đáp ứng với đại dịch

HIV/AIDS và đạt được tiếp cận đa ngành. Số lượng người có HIV gia tăng đặt ra gánh nặng với ngành y tế. Hơn thế nữa lực lượng cán y tếcòn tương đối mỏng. Hệ thống cơ sở y tế ngày càng trở nên quá tải, cơ sở vật chất, trang thiết bị xét nghiệm, chẩn đoán và thuốc men điều trị HIV/AIDS thiếu thốn đặc biệt là các tuyến cơ sở. Hệ thống bệnh viện còn chưa được đầu tư đồng bộ cả về số lượng giường bệnh dành cho bệnh nhân AIDS cũng như chất lượng các dịch vụ chăm sóc và điều trị. Mạng lưới điều trị mới chỉ được hình thành ở Thành phố và một số huyện. Việc tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị gặp nhiều khó khăn: chưa có phòng riêng biệt, bệnh nhân nghèo nhà nước phải bao cấp các chi phí điều trị… Điều trị bệnh nhân AIDS ở thành phố Hà Nội mới chỉ tập trung vào điều trị một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thông thường như: ỉa chảy, lao, viêm phổi, nấm… Do giá thuốc chống vi rút (ARV) đắt nên chỉưu tiên trong điều trị dựphòng phơi nhiễm HIV cho nhân viên y tế.

Ba là: Sự phối hợp giữa các ban, ngành của Thành phốvà địa phương có lúc

chưa thường xuyên, chủ yếu tập trung ở những tháng cao điểm hoặc chiến dịch. Sự tham gia của chính quyền, ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ về tinh thần, vật chất, việc làm để làm giảm mặc cảm của người có cũng như sự kỳ thị của cộng đồng. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa ngành Y tế và ban ngành liên quan thực sự chưa chặt chẽ, chưa có sự phân công công việc cụ thể cho từng ban ngành nên công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa đạt được hiệu quả cao.

cho việc nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện các

mục tiêu chuyên môn

Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cũng chỉ ra những hạn chế trong đầu tư tài chính đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố hiện nay [41], đó là:

Công tác can thiệp:

Các dự án cắt giảm, kinh phí giảm, đội ngũ đồng đẳng viên bị cắt giảm đo vậy thiếu đội ngũ cấp phát bao cao su, bơm kim tiêm đến các đối tượng nguy cơ cao.

Một số dự án chuyển đổi mô hình can thiệp giảm tác hại: không phát BKT, BCS miễn phí chỉ tiếp cận truyền thông và giới thiệu đến các cơ sở VCT, phòng khám ngoại trú trên địa bàn thành phố.

Công tác điều trị Methadone: Hiện tại đến 31/10/2016, kết quả diều trị

Methadone toàn thành phố đạt 51,8 % so với chỉ tiêu kế hoạch.

Công tác theo dõi đánh giá công tác phòng, chống HIV/AIDS:

 Công tác thống kê báo cáo tại một số các đơn vị, quận/huyện chưa đầy đủ các chỉ số theo yêu cầu, báo cáo gửi muộn so với quy định ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo chung.

 Nhân lực cán bộ làm báo cáo tại các đơn vị có sự thay đổi nên ảnh hưởng đến việc thu thập số liệu báo cáo cũng như chất lượng báo cáo

Công tác điều trị HIV/A1DS và điều trị dự phòng lây truyền HIV lừ mẹ sang

con: Công tác kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo Kế hoạch 873/KHLN-

SYT-BHXH ngày 08/3/2016 của Sở Y tế và Bảo hiểm thành phố về triển khai Thông tư 15/TT-BYT ngày 26/5/2015 của Bộ Y tế tại Thành phố Hà Nội chậm hơn so với tiến độ của kế hoạch, các phòng khám điều trị ARV đã kiện toàn nhưng chưa ký hợp đồng được với cơ quan BHXH.

Về kinh ph cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2016: Kinh phí hoạt

động AIDS cắt giảm 50% so với năm 2015, các dự án quốc tếcũng cắt giảm nhiều; 50% quận/huyện chưa bố trí được kinh phí đối ứng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

Thứnăm, những hạn chế, thiếu hụt khác

- Tình hình dịch có chiều hướng chuyển dần từ đối tượng có nguy cơ cao

sang đối tượng t có nguy cơ (phụ nữ mang thai, trẻ em). Số người có HIV chuyển

sang AIDS có xu hướng gia tăng, sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội, đặc biệt

hơn. Mặt khác, phụ nữ thường phải truyền máu vì bị suy giảm hồng cầu hay do những bất trắc trong quá trình sinh nở đã làm tăng khả năng nhiễm HIV cao hơn. Còn đối với trẻ em là đối tượng non nớt về thể chất, trí tuệ, trẻ em thường là đối tượng dễ bị tổn thương đặc biệt trong bối cảnh HIV/AIDS. Trẻ em có thể lây nhiễm HIV/AIDS từ cả3 con đường lây nhiễm cơ bản, bao gồm, đường máu, lây truyền từ mẹsang con, đường tình dục.

- Công tác quản lý người có HIV còn gặp khó khăn, do người bệnh dấu tên

và khai không đúng địa chỉ, trong tổng số 20% số bệnh nhân chưa quản lý được,

nhiều trường hợp người có thay đổi địa chỉ, dùng tên giả, địa chỉ giả nên khó tiếp

cận. Hơn thế nữa, do người có HIV vẫn khoẻ mạnh nên họ đi làm ăn ở xa nên

không theo dõi được sức khoẻđịnh kỳvà do đó họkhông có cơ hội tiếp cận với các

dịch vụ y tế công cộng.

Cùng với địa bàn trải rộng, độ bao phủ các đối tượng đích của các dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 85 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)