Thực trạng bảo đảm về kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 55 - 67)

Đảm bảo về kinh tế thực hiện quyền con người của người có HIV/AIDS ở Hà Nội chủ yếu là công tác huy động và sử dụng kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố.

2.1.2.1. Tình hình huy động kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

tại Thành phố Hà Nội

Trong thời gian qua, bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước (thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia), Thành phố đã tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế tham gia vào chương trình phòng, chống HIV/AIDS nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho chương trình. Thành phố cũng đã chủ động xây dựng các chương trình phòng, chống HIV/AIDS toàn diện trên địa bàn (chương trình hỗ trợngười sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, chương trình chăm sóc điều trị cho bệnh nhân AIDS…) và từ đó kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế.

Đểcó được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, Thành phốđã xây dựng và công khai kế hoạch tổng thể với các đối tác khác nhau, đặc biệt là công khai về kinh phí, sau đó chủ động bàn bạc, thảo luận với các đối tác để đáp ứng kế hoạch tổng thể chung của Thành phố. Theo Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020” của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội [55], giai đoạn 2008 - 2015 tổng kinh phí Thành phốhuy động cho phòng, chống HIV/AIDS là 818,368 tỷđồng, bao gồm:

- Nguồn ngân sách Nhà nước bao gồm cảTrung ương và Thành phố (bao gồm cảkinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên của các đơn vị phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố) là 253,588 tỷđồng: chiếm tỷ lệ 30,9% tổng kinh phí giai đoạn 2008- 2015. Kinh phí Nhà nước nguồn Trung ương và địa phương chi cho hoạt động chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS là 96,755 tỷđồng, chiếm tỷ lệ 14,9% kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2008-2015.

- Nguồn viện trợ Quốc tế từ các dự án viện trợ của tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ là: 555,605 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 67,9% tổng kinh phí giai đoạn 2008- 2015 và chiếm tỷ lệ 83,98% kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2008-2015).

- Nguồn huy động từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thông qua Quỹ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm HIV/AIDS là 9,175 tỷđồng, chiếm tỷ lệ 1,12% tổng kinh phí giai đoạn 2008-2015.

a. Nguồn ngân sách Nhà nước do Trung ương cấp

Ngân sách Trung ương cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố Hà Nội để thực hiện các mục tiêu, dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2008 – 2015 là 32,476 tỷđồng, chiếm 32,47% kinh phí từ ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2008-2015.

Nguồn kinh phí này tăng dần từng năm từ 2008-2012, năm sau cao hơn năm trước từ 13% đến 40%, nhưng đến năm 2014 kinh phí từ trung ương giảm còn 29,3% và năm 2015 giảm còn 7,5% so với các năm trước [55].

b. Nguồn ngân sách Thành phố

Ngân sách Thành phố chi công tác phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố bao gồm 2 nguồn:

+ Ngân sách chi cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thông qua chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2008 – 2015 là 64,279 tỷ đồng, chiếm 67,53% kinh phí từ ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2008-2015.

Giai đoạn từnăm 2008 – 2014, ngân sách Thành phố bốtrí kinh phí đối ứng để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Từ năm 2015, ngoài kinh phí đối ứng với Trung ương thực hiện chương trình mục tiêu Quốc

gia phòng, chống HIV/AIDS, thành phố đã đầu tư kinh phí cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là 32,204 tỷđồng để thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, đảm bảo thực hiện chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao cho thành phố Hà Nội.

+ Ngoài ra, ngân sách Thành phố chi cho hoạt động thường xuyên của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội, Bệnh viện 09, Quỹ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm HIV/AIDS giai đoạn 2008-2015 là 156,833 tỷđồng [55].

c. Nguồn viện trợ nước ngoài

Nguồn viện trợ từ các dự án của các cơ quan, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội là: 555,605 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và tiền thuốc ARV, thuốc điều trị Methadone), chiếm tỷ lệ 83,98% tổng kinh phí giai đoạn 2008-2015 chi cho hoạt động chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS.

Thành phố đã nhận đươc viện trợ từ nhiều cơ quan, tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ như: Chính phủ Hoa Kỳ (qua Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp về HIV của Tổng thống Hoa Kỳ, gọi tắt PEPFAR), Chính phủ Anh, Chính phủ Na Uy (qua Bộ phát triển quốc tế Anh phối hợp với Bộ ngoại giao Na Uy); Các tổ chức đa phương có tài trợ cho phòng, chống HIV/AIDS ở thành phố Hà Nội bao gồm: Các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc (Tổ chức Y tế Thế giới, viết tắt WHO, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS, viết tắt UNAIDS); Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS (GF); các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế Giới (WB); Các tổ chức phi chính phủnước ngoài như: Tổ chức Sức khỏe gia đình Quốc tế (FHI), Quỹ Bill Clinton, Tổ chức Dịch vụ dân số quốc tế (PSI). Kinh phí của một số dự án lớn và các tổ chức, đơn vị tài trợ cụ được tổng hợp ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Kinh phí huy động của nguồn viện trợnƣớc ngoài giai đoạn 2008-2015 Đơn vị: triệu đồng TT Tên dự án Tổ chức tài trợ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng cộng 1 Cung cấp và duy trì bền vững dịch vụ dự phòng và chăm sóc HIV tại Hà Nội Family Health International (FHI) 2.466 5.999 8.889 7.855 8.654 9.651 6.621 4.555 54.690 2

Dự án Tăng cường chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng Thành phố Hà Nội The Global fund (Quỹ toàn cầu) 3.750 6.550 8.500 12.678 21.659 13.450 14.500 7.550 88.637 3 Dự án dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS DFID,WB 10.046 2.312 10.750 7.280 7.233 37.621 4 Dự án hỗ trợ phòng, chống

HIV/AIDS tại Việt Nam US.CDC 12.545 15.155 25.650 45.550 47.670 42.115 48.650 35.755 273.090 5 Các dự án khác 10.560 10.766 11.550 10.560 12.675 15.550 16.756 13.150 101.567 Tổng cộng 39.367 40.782 65.339 83.923 97.891 80.766 86.527 61.010 555.605

c. Nguồn Bảo hiểm y tế chi trả

Hiện tại tất các hoạt động, dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho người có HIV trên địa bàn thành phố Hà Nội đều được tài trợ (một phần từ ngân sách Nhà nước) nên người sử dụng dịch vụ, người có HIV gần như chưa phải chi trả các chi phí liên quan đến các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS thông qua Bảo hiểm y tế [55].

d. Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người có HIV:

Việc đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người có HIV/AIDS chưa có. Lý do: Cho đến nay thành phố Hà Nội chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc huy động nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người có HIV, vì cần phải xây dựng đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016- 2020 [55].

e. Nguồn khác

Nguồn huy động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua Quỹ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm HIV/AIDS là 9,175 tỷđồng (chiếm tỷ lệ 1,12% tổng kinh phí giai đoạn 2008-2015 chi cho hoạt động chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS).

Ngày 01/9/2009, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra Quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS thành phố Hà Nội nhằm mục đích nhân đạo giúp người có HIV/AIDS được khám chữa bệnh và giúp người có HIV/AIDS có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được chăm sóc điều trị, nâng cao sức khỏe, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên kể từ khi thành lập đến nay (gần 5 năm), kinh phí huy động được tại Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS của Thành phố hầu như không đáng kể, mới đạt trung bình 1-1,5 tỷđồng/năm [55].

Bảng 2.2: Tổng kinh phí huy động đƣợc giai đoạn 2008 – 2015

Đơn vị: triệu đồng

TT Ngun kinh phí Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2008- 2015 1 NSNN thông qua CTMTQG nguồn

Trung ƣơng 2.155 3.455 3.560 6.000 6.883 5.969 1.601 2.853 32.476

2 Tổng ngân sách Thành phố 4.545 5.070 21.209 25.853 23.916 36.226 37.445 66.847 221.112

2.1 Ngân sách Thành phố chi hoạt động

chuyên môn 2.425 1.000 5.000 6.900 3.700 4.500 7.146 33.608 64.279

- Đối ứng thực hiện CTMT Quốc gia 2.425 1.000 5.000 6.900 3.700 4.500 3.850 4.700 32.075

- inh ph điều trị Methadone 3.296 28.908 32.204

2.2

Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên của các đơn vị phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố

2.120 4.070 16.209 18.953 20.216 31.726 30.299 33.239 156.833

3 Tổng KP viện trợ của dự án 32.142 47.152 84.297 80.501 91.553 77.864 78.257 63.840 555.606

4 Nguồn huy động của Qũy AIDS 1.746 1.345 2.286 3.500 298 9.175

2.1.2.2. Tình hình sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS tại Hà Nội

a. Kết quả sử dụng kinh ph giai đoạn 2008-2015

Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020” của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội [55], nhìn chung, tỷ lệ giải ngân hàng năm của các hoạt động, các chương trình, dự án đều đạt >95%. Kinh phí được sử dụng đúng mục đích và nội dung hoạt động được phê duyệt. Kết quả giải ngân hiệu quảđã chứng minh đươc khả năng điều phối tốt nguồn vốn đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố. Điều này không những tác động tích cực đến thành phố Hà Nội mà còn tác động đến một số tỉnh khác trong khu vực thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật các hoạt động chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, điều trị methadone tại các địa phương.

Kết quả kiểm toán quốc tế hàng năm đối với từng dự án viện trợ cho thấy Thành phố đã thực hiện đúng các quy định về tài chính của Nhà nước Việt Nam và của tổ chức viện trợ. Sự nghiêm túc, minh bạch về tài chính và triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã không ngừng nâng cao vị thế và uy tín của Thành phố trong hợp tác quốc tế, thu hút viện trợ quốc tế ngày càng nhiều, đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam và thành phố Hà Nội.

b. Tác động của việc sử dụng kinh ph đến tình hình dịch HIV/AIDS của

thành phố Hà Nội

Kể từ trường hợp có HIV đầu tiên được phát hiện tại Hà Nội năm 1991, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có chỉđạo tích cực đểđưa ra các giải pháp nhằm khống chế tỷ lệ có HIV đạt được theo mục tiêu chiến lược quốc gia cũng như quan tâm đầu tư kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

Theo Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020” của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội [55], kết quả đầu tư của Trung ương, Thành phố cũng như của những nguồn viện trợđể triển khai các hoạt động truyền thông, can thiệp dự phòng, điều trị đã có tác động khống chế, không cho dịch HIV/AIDS lây lan như những năm trước 2008. Một số kết quả cụ thểnhư sau:

- Số người mới được phát hiện có HIV hàng năm giảm mạnh, từ mức 2.476 ca năm 2008, xuống 1.549 ca vào năm 2011 và 913 ca năm 2015. Trong khi số mẫu xét nghiệm tăng từ 76.221 mẫu vào năm 2008, lên 93.182 mẫu vào năm 2009 và lên 106.326 mẫu năm 2013, tuy nhiên trong hai năm gần đây số mẫu xét nghiệm HIV

- Số người có HIV chuyển qua giai đoạn AIDS giảm từ 1.258 người năm 2008 xuống 480 người vào năm 2010 và và chỉ còn khoảng 263 người chuyển sang AIDS trong năm 2014.

- Sốngười tửvong do AIDS qua các năm cũng giảm mạnh, từ544 người vào năm 2009, xuống còn 175 người năm 2010 và chỉ còn 99 trường hợp tử vong do AIDS trong năm 2015.

(Xem Bảng 2.3: So sánh tình hình dịch và tổng mức đầu tư qua các năm)

c. Tác động của việc sử dụng kinh ph đến việc thực hiện các Đề án thuộc

Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

Trong giai đoạn 2008 – 2015, với việc tập trung đầu tư nguồn kinh phí của Trung ương, Thành phố và các tổ chức quốc tế cho các hoạt động từ dựphòng đến chăm sóc điều trị HIV/AIDS mang lại những thành quả nhất định. Kết quả cụ thể của từng đềán như sau [55]:

(1) Đề án d phòng lây nhim HIV

- Việc triển khai Luật phòng, chống HIV/AIDS đồng thời với việc tăng dần mức đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS đã có tác động rõ rệt đến tất cảcác lĩnh vực của công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là đối với chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Năm 1994, Thành phố triển khai thí điểm chương trình can thiệp giảm tác hại tại 2 quận: Đống Đa, Hai Bà Trưng, năm 2008: có 20 quận/huyện/thị xã và đến nay chương trình đã mở rộng hoạt động trên địa bàn 30/30 quận/huyện/thị xã. Việc đầu tư mở rộng này góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trên các nhóm nguy cơ cao: trước khi mở rộng, tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm nghiện chích ma túy qua giám sát trọng điểm tăng nhanh từ0,1% năm 1994 lên tới 31,2% vào năm 2004, sau khi mở rộng tỷ lệ này giảm từ 24,5% năm 2008, còn 19% vào năm 2015; trên nhóm phụ nữ bán dâm, tỷ lệ này tăng nhanh từ 0,97% năm 2001 lên 29,3% vào năm 2010 và giảm dần còn 18% vào năm 2015.

- Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai thí điểm tại thành phố Hà Nội vào năm 2009 tại 2 quận, năm 2011 triển khai tại 6 cơ sở và năm 2015 đã tăng lên 17 cơ sở (đầu năm 2015 mở mới 11 cơ sở) với 3.729 bệnh nhân đang điều trị. Chương trình đã góp phần cải thiện rõ rệt về sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống và giảm tỷ lệ phạm pháp trong những bệnh nhân tham gia điều trị.

Bảng 2.3: So sánh tình hình dịch và tổng mức đầu tƣ qua các năm Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số phát hiện HIV mới 2.476 2.696 1.549 1.119 839 984 663 913 Số phát hiện AIDS mới 1.258 2.607 480 359 286 645 263 673 TV do HIV/AIDS 401 544 175 85 117 96 119 99 Đầu tư (tỷđồng) 36,7 51,6 92,8 95,1 103,4 90,6 87,2 101,6 (Nguồn:[55])

(2) Chăm sóc, hỗ tr và điều tr toàn din HIV/AIDS

- Với việc mở rộng điều trị ARV vào năm 2008, số người có HIV được cứu sống tăng dần qua các năm. Chương trình điều trị HIV/AIDS ở Hà Nội đã đạt được hiệu quả cao so với yêu cầu của Bộ Y tế (trên 85% bệnh nhân còn sống sau 12 tháng điều trị).

- Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bắt đầu được triển khai từ năm 2008 với 05 cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm cho phụ nữ mang thai và tăng lên 30 cơ sởtrong năm 2015. Năm 2008 chỉ có trên 20 nghìn phụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)