Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng công tác phòng, chống HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 122)

Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở Hà Nội nhằm bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS đang trở

thành vấn đề mang tính cấp thiết. Để đáp ứng yêu cầu này, Chương trình thực hiện chiến lược phòng, chống HIV/AIDS Thành phố Hà Nội đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, trong thời gian tới cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, có chính sách nhằm phát huy nhân lực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về sốlượng, có đầy đủ hiểu biết, kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn để quản lý, giám sát, triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Thứ hai, tuyển chọn, đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên trong ngành giáo dục

làm cơ sở lâu dài giảng dạy kiến thức cho học sinh.

Thứ ba, tuyển chọn, đào tạo mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên, bao

gồm cả những người có HIV/AIDS và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Thứtư, huy động việc sử dụng các cơ sởđào tạo hiện có của các ngành, nhất là hệ thống trường Y, huy động đội ngũ giảng viên của các trường học, cán bộ thuộc các ngành, đoàn thể có kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy, đào tạo về HIV/AIDS.

Thứ năm, xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tài liệu, giáo trình đảm bảo tính

khoa học và thực tiễn, cập nhật kiến thức, phù hợp với từng đối tượng. Tổ chức đào tạo về ứng dụng các chương trình quản lý thông tin trên máy vi tính và trên mạng cho các cán bộ cấp thành phố, quận, huyện, thị xã.

3.5. Các giải pháp khác đối với Hà Nội

3.5.1. Đảm bo ngun lc kinh phí

Đây là một trong những giải pháp căn bản, hỗ trợ sự thành công của công tác bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS, phòng, chống HIV/AIDS ở Hà Nội, nhằm tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS và đội ngũ thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố.

Chương trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS Thành phố Hà Nội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đưa ra giải pháp về đầu tư kinh phí:

Thứ nhất, đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí của chương trình.

HIV/AIDS một cách hợp lý, phấn đấu đạt mức tăng tương ứng với mức đầu tư của các nước trong khu vực, mỗi năm đầu tư 10-15% so với năm trước.

Trong nguồn kinh phí này, phụ thuộc diễn biến của dịch ở các thời điểm khác nhau để lựa chọn chi phí hợp lý trong điều kiện ngân sách có thể đáp ứng. Mục dự toán hàng năm, đề nghị TW và Quốc tế hỗ trợ 2/3, còn lại địa phương bổ sung và chịu trách nhiệm chi trảlương và phụ cấp cho mạng lưới hoạt động.

Có thể thấy rằng, nguồn kinh phí trên không thểđáp ứng kịp thời cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Cần phải khai thác, mở rộng và huy động mọi nguồn lực thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường việc tận dụng các nguồn lực hiện có của các cấp, các ngành, các đoàn thể, cá nhân, các tổ chức hảo tâm trong Thành phố Hà Nội cũng như người Việt Nam sống ở các tỉnh, thành phố khác kể cả sống ở nước ngoài. Thực hiện cơ chế phân bổ nguồn ngân sách hợp lý, sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn kinh phí, tất cả các nguồn lực đều được quản lý tập trung. Thống nhất theo quy định của Nhà nước. Hà Nội là địa phương có nền kinh tế - xã hội phát triển, nên hơn lúc nào hết Thành phố cần có kế hoạch đầu tư đáng kể cho công tác phòng, chống HIV/AIDS và giai đoạn tiếp theo. Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm nên tập trung vào một sốlĩnh vực cấp bách.

Hiện nay các nguồn tài trợ nước ngoài đang tiến từ giảm đến cắt hẳn, đặc biệt sau năm 2017 nước ta không còn nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho hoạt động phòng, chống AIDS. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS cần có giải pháp gì đểhuy động nguồn lực thay thế, theo hướng:

- Triển khai hiệu quả Thông tư số 15/2015/TT-BYT ngày 26.6.2015 về việc Hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS. Động viên các người nhiễm HIV/AIDS mua thẻ bảo hiểm y tếđể tham gia điều trị, bảo đảm chỉ tiêu năm 2016 sẽ có khoảng 50% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm (khoảng 4.000 người nhiễm) và đến năm 2020 sẽcó 80% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế.

- Xây dựng hợp lý và thực hiện hiệu quả mức giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế của thành phố Hà Nội theo hướng dẫn Thông tư số 35/2014/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 38/2014/TTLT- BYT-BTC vềkhung giá điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

- Phát huy vai trò chủđộng và trách nhiệm của quận/huyện trong đầu tư kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại quận/huyện.

- Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS: bảo đảm đến năm 2020 có khoảng 80% các doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng các nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụchăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

- Huy động từ các tổ chức tập thể, cá nhân tham gia đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Tiếp tục huy động được các nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ tối thiểu 20% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2020.

Hiện nay, Hà Nội là một trong 5 tỉnh, thành phố có tình hình người nhiễm HIV/AIDS cao nhất trên cả nước, việc huy động hỗ trợ đầu từ cho phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều thuận lợi hơn so với các tỉnh thành khác như: có nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trên địa bàn, có nhiều các tổ chức NJO, tổ chức phi chính phủ,... muốn đầu tư cho Hà Nội vì Hà Nội tình hình dịch cao, là trọng điểm của cả nước, địa bàn đi lại thuận lợi, đối tượng nguy cơ cao nhận thức tốt, dễ tiếp cận; dân trí kinh tế phát triển... Mà các tổ chức lại phần lớn đặt văn phòng tại Hà Nội, do vậy việc huy động từ cộng đồng có thể sẽ dễdàng hơn, được ưu tiên hơn.

3.5.2. Xã hi hoá công tác phòng, chng AIDS

Xã hội hoá công tác phòng, chống AIDS vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài. Bởi lẽHIV/AIDS không đơn giản chỉ là vấn đề sức khoẻ mà còn là vấn đề kinh tế - xã hội, vấn đề chính trị - an ninh của mỗi quốc gia, dân tộc. Nên việc huy động lực lượng của cả cộng đồng vào công tác phòng, chống AIDS là cần thiết. Do vậy, cần đẩy mạnh các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, xã hội hoá công tác giám sát phát hiện, an toàn trong truyền máu.

Thứ hai, xã hội hoá công tác truyền thông- giáo dục sức khoẻ, chăm sóc, tư

vấn và các hoạt động khác trong phòng, chống HIV/AIDS tại khu dân cư mà hạt nhân là ngành y tế có vai trò chủđạo.

Thứ ba, tăng cường các hoạt động đào tạo, giảng dạy ởcác trường học. Ở cả

tập huấn cho người quản lý, chỉđạo và chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS.

Thứ tư, thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS phải hướng về cơ sở, nhất là tập trung ưu tiên mọi khảnăng sẵn có và huy động cộng đồng cho những xã, phường, khu dân cư còn nghèo nhưng có tỷ lệngười có HIV cao, phối hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm).

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 đã làm rõ các nội dung sau:

Vấn đề bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDS cần nhiều giải pháp đồng bộ, tác động từ yếu tố chính trị, pháp lý tới yếu tốtư tưởng, kinh tế và xã hội.

- Dưới góc độ luật học, giải pháp bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDS, trước tiên là hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền của người có HIV/AIDS và những người khác cùng trong nhóm có HIV/AIDS, bao gồm: i) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của người có HIV/AIDS và những người khác cùng trong nhóm có HIV/AIDS nói riêng; ii) Thiết lập thể chế quốc gia chuyên bảo vệ quyền của nhóm người dễ bị tổn thương, trong đó có người có HIV/AIDS và những người khác sống chung với HIV/AIDS; iii) Phát triển sự cộng tác của xã hội dân sự, mà nòng cốt là các tổ chức phi chính phủ trong thực tiễn bảo đảm, thực hiện quyền của người có HIV/AIDS.

Th hai, cần đẩy mạnh truyền thông, giáo dục về HIV/AIDS, về quyền, biện

pháp bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS để nâng cao nhận thức của các chủ thể hưởng quyền, chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền và các chủ thể thứ ba, từ đó tạo môi trường chính trị - tư tưởng – xã hội thuận lợi, nhân văn để thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS, từ vấn đề việc làm, lao động, tới vấn đềđối xử, tôn trọng, không phân biệt, kỳ thị.

Th ba, Tăng cường chất lượng công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị

cho người có HIV/AIDS.

Thtư, cần xây dựng đội ngũ cán bộđáp ứng công tác phòng, chống HIV/AIDS

Th năm, cần tăng cường đảm bảo nguồn tài chính cho công tác phòng chống HIV/AIDS, cũng như xã hội hóa công tác này.

KẾT LUẬN

Yêu cầu bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS trong pháp luật Việt Nam hiện nay là vô cùng cấp thiết. Bởi trong thực tế việc vi phạm những quyền cơ bản của nhóm xã hội dễ bị tổn thương này đang diễn ra rất phổ biến, điều này không những vi phạm tới những nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế mà nó còn ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội, cộng đồng. Việc nhìn nhận một cách toàn diện về HIV/AIDS và quyền con người là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tiến trình đảm bảo quyền của người có HIV/AIDS.

Với tầm quan trọng trên, luận văn đặt ra mục tiêu góp phần thay đổi nhận thức, thái độ của cộng đồng về những người có HIV/AIDS cũng như về quyền con người. Luật nhân quyền nói chung, kiến thức về quyền của người có HIV/AIDS nói riêng là những vấn đề còn rất mới mẻ trong nhận thức của đại đa sốngười Việt Nam. Chính vì thế chưa hình thành được ý thức pháp luật nhân quyền trong cộng đồng. Chủ yếu những vi phạm luật nhân quyền xuất phát từ chủ thểcó nghĩa vụ đảm bảo đó là các cán bộ, cơ quan nhà nước, tuy nhiên đối với quyền của người có HIV/AIDS, những vi phạm lại chủ yếu xuất phát từthái độ kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng. Thay đổi nhận thức là vấn đề quan trọng quyết định tới công tác đảm bảo quyền của người có HIV/AIDS, tới sự thành công của công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng như việc tuân thủ các chuẩn mực, nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế.

Những kết quả mà luận văn đã đạt được:

Thứ nhất: Những phân tích trên đã đem lại một cái nhìn tổng quát HIV/AIDS và quyền con người, những quy định của luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền cơ bản của người có HIV/AIDS. Đánh giá một cách khách quan thực trạng về việc đảm bảo quyền của người có HIV/AIDS ở Hà Nội trên các mặt kinh tế, chính trị, pháp lý, tư tưởng và xã hội thời gian quan, chỉ ra được những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị để khắc phục những hạn chế, nhằm thúc đẩy công tác đảm bảo quyền của người có

Thứ hai: Việc hệ thống lại các quy định của luật nhân quyền quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam về quyền của người có HIV/AIDS có thể mang tới cái nhìn toàn cảnh hơn về vấn đề này. Để cho chủ thể mang quyền, chủ thểmang nghĩa vụ, chủ thể thứ ba nhìn nhận đầy đủ hơn về những quyền và nghĩa vụ cụ thể của mình. Góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể có liên quan.

Thứ ba: Luận văn đã đề cập một cách khách quan tới những thành tựu cũng

như hạn chế trong công tác bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS ở Hà Nội, mà cụ thể là trên các mặt kinh tế, chính trị, pháp lý, tư tưởng và xã hội. Có thể thấy, công tác bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS muốn đạt được kết quả cao cần phải chú ý thực hiện đồng bộ cả bốn phương diện trên. Sự yếu kém ở bất kỳphương diện nào cũng sẽảnh hưởng tới kết quả tích cực ở các phương diện còn lại. Chính vì vậy khắc phục hạn chế không chỉ có những biện pháp tác động tích cực ở một phương diện mà cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, các chủ thể, các quá trình với nhau từ đó sẽ có những thay đổi tích cực trong công tác bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS.

Thứ : Luận văn đã đề cập những kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác đảm bảo quyền của người có HIV/AIDS. Trong đó việc thay đổi nhận thức của các chủ thể có tầm quan trọng cao. Thay đổi nhận thức của cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thay đổi nhận thức của chính chủ thể hưởng quyền cũng như của cộng đồng xã hội là yếu tố quan trọng, tiền đề trong việc tuân thủnghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương này. Bên cạnh đó, việc xây dựng một cơ chế đảm bảo cũng vô cùng cần thiết, từ việc xây dựng, sửa đổi bổ sung hoàn thiện pháp luật, tới việc xây dựng các cơ quan chuyên trách nhằm thực hiện tốt hơn việc thực thi và bảo vệ quyền của nhóm này. Đồng thời cũng cần có sự liên kết chặt chẽ hai chiều với các tổ chức, cá nhân từ xã hội, cộng đồng. Tuy nhiên do vấn đềđảm bảo quyền của người có HIV/AIDS là vấn đề khá mới mẻ trong lý luận cũng như thực tiễn pháp lý ở Việt Nam. Chính vì vậy vẫn còn những điểm bỏ ngỏ của luận văn.

Tóm lại, người có HIV/AIDS cũng là chủ thể bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội, họ có quyền được hưởng toàn bộ những quyền con người cơ bản như bất cứ cá thể nào trong cộng đồng nhân loại. Trách nhiệm đảm bảo quyền của

nhóm dễ bị tổn thương này thuộc về nhà nước, các tổ chức, cá nhân và toàn thể cộng đồng. Việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương này không những có ý nghĩa to lớn đối với chính những người có HIV/AIDS, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế, mà nó thực sự trởthành phương pháp phòng, chống HIV/AIDS hiệu quả nhất trong bối cảnh đại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)