Đây là một trong những giải pháp căn bản, hỗ trợ sự thành công của công tác bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS, phòng, chống HIV/AIDS ở Hà Nội, nhằm tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS và đội ngũ thực hiện pháp luật phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố.
Chương trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS Thành phố Hà Nội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đưa ra giải pháp về đầu tư kinh phí:
Thứ nhất, đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí của chương trình.
HIV/AIDS một cách hợp lý, phấn đấu đạt mức tăng tương ứng với mức đầu tư của các nước trong khu vực, mỗi năm đầu tư 10-15% so với năm trước.
Trong nguồn kinh phí này, phụ thuộc diễn biến của dịch ở các thời điểm khác nhau để lựa chọn chi phí hợp lý trong điều kiện ngân sách có thể đáp ứng. Mục dự toán hàng năm, đề nghị TW và Quốc tế hỗ trợ 2/3, còn lại địa phương bổ sung và chịu trách nhiệm chi trảlương và phụ cấp cho mạng lưới hoạt động.
Có thể thấy rằng, nguồn kinh phí trên không thểđáp ứng kịp thời cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Cần phải khai thác, mở rộng và huy động mọi nguồn lực thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường việc tận dụng các nguồn lực hiện có của các cấp, các ngành, các đoàn thể, cá nhân, các tổ chức hảo tâm trong Thành phố Hà Nội cũng như người Việt Nam sống ở các tỉnh, thành phố khác kể cả sống ở nước ngoài. Thực hiện cơ chế phân bổ nguồn ngân sách hợp lý, sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn kinh phí, tất cả các nguồn lực đều được quản lý tập trung. Thống nhất theo quy định của Nhà nước. Hà Nội là địa phương có nền kinh tế - xã hội phát triển, nên hơn lúc nào hết Thành phố cần có kế hoạch đầu tư đáng kể cho công tác phòng, chống HIV/AIDS và giai đoạn tiếp theo. Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm nên tập trung vào một sốlĩnh vực cấp bách.
Hiện nay các nguồn tài trợ nước ngoài đang tiến từ giảm đến cắt hẳn, đặc biệt sau năm 2017 nước ta không còn nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho hoạt động phòng, chống AIDS. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS cần có giải pháp gì đểhuy động nguồn lực thay thế, theo hướng:
- Triển khai hiệu quả Thông tư số 15/2015/TT-BYT ngày 26.6.2015 về việc Hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS. Động viên các người nhiễm HIV/AIDS mua thẻ bảo hiểm y tếđể tham gia điều trị, bảo đảm chỉ tiêu năm 2016 sẽ có khoảng 50% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm (khoảng 4.000 người nhiễm) và đến năm 2020 sẽcó 80% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế.
- Xây dựng hợp lý và thực hiện hiệu quả mức giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế của thành phố Hà Nội theo hướng dẫn Thông tư số 35/2014/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 38/2014/TTLT- BYT-BTC vềkhung giá điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
- Phát huy vai trò chủđộng và trách nhiệm của quận/huyện trong đầu tư kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại quận/huyện.
- Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS: bảo đảm đến năm 2020 có khoảng 80% các doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng các nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụchăm sóc, điều trị HIV/AIDS.
- Huy động từ các tổ chức tập thể, cá nhân tham gia đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Tiếp tục huy động được các nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ tối thiểu 20% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2020.
Hiện nay, Hà Nội là một trong 5 tỉnh, thành phố có tình hình người nhiễm HIV/AIDS cao nhất trên cả nước, việc huy động hỗ trợ đầu từ cho phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều thuận lợi hơn so với các tỉnh thành khác như: có nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trên địa bàn, có nhiều các tổ chức NJO, tổ chức phi chính phủ,... muốn đầu tư cho Hà Nội vì Hà Nội tình hình dịch cao, là trọng điểm của cả nước, địa bàn đi lại thuận lợi, đối tượng nguy cơ cao nhận thức tốt, dễ tiếp cận; dân trí kinh tế phát triển... Mà các tổ chức lại phần lớn đặt văn phòng tại Hà Nội, do vậy việc huy động từ cộng đồng có thể sẽ dễdàng hơn, được ưu tiên hơn.