Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 111 - 113)

Cho đến nay có thể kểđến một sốvăn bản pháp lý về quản lý hoạt động của các Hội, tổ chức phi chính phủ như: Quyết định số 340/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/5/1996 về việc ban hành quy chế về hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Quyết định Số 64/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/4/2001 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; Nghị định số 88 /2003/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện Tuy nhiên những văn bản này đề cập rất ít tới vai trò của các tổ chức này trong việc tham gia xây dựng chính sách và pháp luật. Trên thực tế những tổ chức này có vai trò cầu nối giữa nhà nước và quần chúng nhân dân. Bởi những tổ chức này thường xuyên tiếp xúc với thực tiễn và có điều kiện đánh giá được mức độ phù hợp, hiệu quả của các chính sách pháp luật mà nhà nước ban hành. Cần phải có những quy định cụ thểtăng cường vai trò của những tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, trao năng lực đánhgiá, tư vấn trong hoạt động xây dựng, hoạch định chính sách và pháp luật đặc biệt những chính sách pháp luật liên quan đến quyền của người có HIV/AIDS. Đồng thời cũng cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nước và các tổ chức này. Việc đảm bảo quyền của người có HIV/AIDS là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Việc vi phạm quyền của nhóm này có nguy cơ diễn ra phổ biến, ở khắp mọi nơi, mọi ngành mọi lĩnh vực, mọi địa phương, trong khối nhà nước lẫn tư nhân, vì vậy muốn tăng cường đảm bảo quyền của người có HIV/AIDS cần phải có sự liên kết đồng bộ, thống nhất, chủ động chặt chẽ từ hai phía nhà nước và các tổ

chức xã hội, tổ chức phi chính phủ. Có như vậy quyền của người có HIV/AIDS mới được quan tâm đúng mực và hạn chế tối đa sự vi phạm trên thực tế. Nhà nước cần hỗ trợ, giúp đỡ, cung cấp về mặt tài chính, lẫn thủ tục hành chính, mở rộng quan hệ hợp tác... cho các tổ chức kể trên để những tổ chức này hoạt động dễ dàng hơn. Ngược lại các tổ chức này trong quá trình hoạt động cũng thu thập thông tin và đưa lại cho Chính phủ một cái nhìn khách quan, đa chiều về thực tiễn nhân quyền của quốc gia mình, so sánh với các quốc gia trên thế giới, đồng thời tham vấn cho Chính phủ những vấn đề nổi cộm về nhân quyền. Nhà nước cần quan tâm cung cấp về mặt tài chính để hỗ trợ, duy trì và phát triển các tổ chức cộng đồng hoạt động trên các lĩnh vực liên quan đến HIV, quyền con người, chăm sóc sức khỏe y tế... như hỗ trợ ban đầu, xây dựng cơ sở, giúp đỡ về mặt chuyên môn, năng lực. Có thể mở những cuộc hội thảo bàn về những vấn đềliên quan đến hoạt động của các tổ chức này trên phạm vi rộng, hay hỗ trợ mở các đợt tập huấn, hội nghị đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn; hỗ trợ xây dựng mạng lưới hoạt động trong phạm vi cả nước; huy động sự hưởng ứng của các đơn vị truyền thông để hoạt động của các tổ chức này có thểđi sâu đi xa hơn trong quần chúng; giới thiệu các đối tác chiến lược nhằm tạo tiền đề cho các tổ chức này phát triển hoạt động; hay hỗ trợ bằng việc cung cấp tài liệu, sách báo, các nghiên cứu liên quan...Với sự hỗ trợ về mặt toàn diện như vậy, hoạt động của các tổ chức trong cộng đồng sẽ có những thuận lợi nhất định, hoạt động ngày càng mạnh mẽ về quyền của người có HIV/AIDS nói riêng và quyền con người nói chung. Đồng thời Nhà nước cũng nên trao thêm năng lực giám sát ngoài nhà nước cho các tổ chức này để đảm bảo việc tôn trọng, thực thi và bảo vệ quyền của người có HIV/AIDS không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà nước mà là của toàn bộ cộng đồng. Ngược lại hoạt động của các tổ chức kể trên hoạt động trong lĩnh vực quyền con người, HIV như là các tổ chức liên kết của những người có HIV/AIDS, các mạng lưới hoạt động trên lĩnh vực đạo đức, luật, quyền con người và dịch vụ HIV/AIDS, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các nhà từ thiện, hảo tâm, các tổ chức nghiên cứu về quyền con người... cũng có những hỗ trợ tích cực cho nhà nước trong việc hoạch định, xây dựng những chính sách, pháp luật, kế hoạch liên quan đến quyền của người có HIV/AIDS. Các tổ chức này không mang danh nghĩa nhà nước vì vậy những hoạt động của họmang đầy đủ hình ảnh bức tranh thực tế nhân quyền của Việt Nam, những mặt tiến bộ tích cực cũng

như những hạn chế còn tồn tại, những nét đặc thù ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ xã hội Việt Nam tới việc đảm bảo nhân quyền. Chính những kinh nghiệm thực tiễn này sẽ giúp ích đắc lực cho Nhà nước. Vì vậy Nhà nước cần xây dựng ngày càng nhiều các diễn đàn, các cuộc đối thoại trực tiếp, gián tiếp để thu thập thông tin một cách khách quan từ phía những chủ thể này, cũng như tiếp nhận một cách chủ động những tham gia đóng góp từ phía những chủ thể này trong quá trình xây dựng và hoạch định kế hoạch hành động cho quốc gia, vì họ chính là đại diện của cộng đồng, quần chúng. Biện pháp phối hợp giữa nhà nước và các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong cộng đồng là biện pháp hữu hiệu, thúc đẩy công tác bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS đi theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)