Thực trạng bảo đảm về chính trị tư tưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 67 - 72)

Vấn đề phòng chống HIV/AIDS và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền của người có HIV/AIDS được Đảng và Nhà nước ta quan tâm kịp thời trong quá trình phòng, chống đại dịch AIDS những năm 90 của thế kỷ XX. Trên tinh thần các văn bản sau đây, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện các biện pháp cần thiết và toàn diện trên các mặt để đạt được hiệu quả cao nhất trong phòng, chống HIV/AIDS. Những văn bản cơ bản là:

- Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

- Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương khoá IX vềtăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới.

- Kết luận của Ban Bí thư khoá X tại thông báo số 27-TB/TW của Ban Bí thư vềsơ kết Chỉ thị 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương khoá IX vềtăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới.

Theo Báo cáo kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 của Sở Y tế Thành phố Hà Nội [41], trên cơ sở quán triệt tư tưởng lãnh đạo của Đảng, trong năm 2016, công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện bảo đảm quyền của người có

HIV/AIDS gắn liền với tổ chức thực hiện pháp luật về phòng chống HIV/AIDS trên

địa bàn Thành phố tiếp tục nhận được sựquan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng,

chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban ngành, đoàn thể của Thành phốcũng như sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, nhiều dự án phòng, chống HIV/AIDS được triển khai có hiệu quảvà đang được mở rộng.

- Ban Tuyên giáo Thành uỷ triển khai hướng dẫn thực hiện các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt kế hoạch số 03/TU ngày 15/5/2013 của Thành ủy Hà Nội về triển khai chỉ thị 54/CT-TW ngày 30/11/2005 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tăng cường công tác lãnh đạo phòng, chống HIV trong tình hình mới tới các chi bộ, đảng bộ trong toàn Thành phố.

- Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS Thành phố đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Thành phố có các văn bản chỉ đạo các cấp, ngành triển khai thực hiện tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại tất cảcác địa phương trong Thành phố, hưởng ứng chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu nhân ngày thế giới phòng, chống AIDS (1/12).

đạo của Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống HIV/AIDS đến các cơ sở theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố.

Công tác tuyên truyền và sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống

HIV/AIDSđược quan tâm thực hiện có hiệu quả trên địa bàn Thành phố. Năm 2016,

hoạt động thông tin giáo dục truyền thông vẫn được duy trì triển khai tại các Sở, ngành, đoàn thể và 30 quận/huyện, xã/phường dưới nhiều hình thức phong phú.

Các hình thức truyền thông đa dạng và phong phú: truyền thông trực tiếp, truyền thông qua hệ thống loa phát thanh xã/phường/thị trấn, trên các báo in, báo điện tử, bản tin phòng, chống HIV/AIDS, tạp chí AIDS và cộng đồng. Hoạt động cụ thể [41]:

Cấp phát 300 cuốn Tạp Chí AIDS và cộng đồng cho các đơn vị hàng tháng theo kế hoạch.

Truyền thông qua các hình thức như qua hệ thống loa phát thanh tại các xã/phường/thị trấn và truyền thông trực tiếp (truyền thông nhóm nhỏ, truyền thông tại cộng đồng...) với tổng số lượt truyền thông là 25.925 lượt, tổng số lượt người được truyền thông là: 36.464.638 lượt.

Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS với báo Phụ nữ, Báo Kinh tế đô thị với tin bài và truyền thông trên truyền hình Hà Nội, 02TV...

Phối hợp với Sở Thông tin - truyền thông về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Xây dựng maket, xuất bản bản tin phòng, chống HIV/AIDS.

Hỗ trợ truyền hình Nhân dân thực hiện phóng sự với nhóm tự lực Cát trắng. Hỗ trợ truyền hình an ninh nhân dân thực hiện phóng sự tại TTYT Nam Từ Liêm. Phối hợp với Trung tâm Thông tin triển lãm treo 170 banner tại các trục đường chính hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV tù mẹ sang con [41].

Tập huấn cho chuyên trách PC AIDS và các cán bộ phụ trách truyền thông tuyến thành phố và tuyến quận/huyện về công tác truyền thông PC HIV/AIDS và cập nhật các kiến thức mới liên quan đến HIV/AIDS.

Công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại các ban, ngành [41]:

- Ban Tuyên giáo Thành uỷ xây dựng cuốn tài liệu Sổ tay hướng dẫn công tác phòng, chống HIV/AIDS và triển khai tới các chi, đảng bộ trong toàn Thành phố hướng dẫn thực hiện chỉ thị 54/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác lãnh đạo phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; đã xuất bản và cung cấp 72.420 cuốn tài liệu sinh hoạt chi bộ trong đó có các nội dung hướng dẫn và triển khai các chỉ thị của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước về

viên trong toàn Thành phố; Tổ chức 420 lớp tập huấn về các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, giải pháp trong chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 54/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; chương trình hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố và việc chống phân biệt, kỳ thị đối xử với người có HIV cho các trưởng thôn, bản, khu phố, trưởng, phó ban thường trực ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS các xã, phường, thị trấn trong toàn Thành phố; đồng thời phối hợp với ngành y tế Thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chỉ thị 54/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như các văn bản, chỉ thị của Đảng về công tác phòng, chống HIV/AIDS tại huyện, thị, thành phố, các xã, phường trọng điểm về HIV/AIDS của Thành phố.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố triển khai nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên, học sinh, sinh viên như: Tổ chức các đội thanh niên tình nguyện tham gia tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS tại các điểm nóng, điểm nhạy cảm về HIV/AIDS, tổ chức tuyên truyền hiến máu nhân đạo, tổ chức 42 buổi lưu diễn và biểu diễn văn nghệ tại 14/14 quận, huyện, thị, tổ chức 45 buổi toạ đàm, diễn đàn sinh hoạt chuyên đề về phòng, chống tội phạm, ma tuý, mại dâm và HIV/AIDS, tổ chức 65 hội nghị quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, uỷ viên ban chấp hành đoàn thanh niên các đơn vị trực thuộc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Thành phố về phòng, chống HIV/AIDS, Tổ chức phát trên 7000 tài liệu, thu nhặt trên 3000 bơm kim tiêm bẩn, phát 5500 bao cao su... đặc biệt trong tháng cao điểm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS năm 2016, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với ngành y tế tổ chức mít tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS 1/12/2016 tại Trung tâm Thành phố và 04 quận, huyện điểm với hơn 10.000 người tham gia.

- Sở Giáo dục Đào tạo đã triển khai hoạt động lồng ghép tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên vào các chương trình học tập, tổ chức thành công hội thi tuyên truyền viên phòng, chống HIV/AIDS năm học 2015-2016 từ cấp cơ sở đến cấp Thành phố với sự tham gia của các đoàn đại diện cho 14/14 quận, huyện, thị trong Thành phố.

- Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS quận Ba Đình đã tổ chức hội thi tuyên truyền viên phòng, chống HIV/AIDS, cuộc thi đã nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, các tuyên truyền viên phòng, chống HIV/AIDS của tất cảcác phường và đã chọn được 03 thí sinh xuất

sắc đại diện cho Thành phố tham gia cuộc thi tuyên truyền viên phòng, chống HIV/AIDS cấp khu vực.

- Báo Hà Nội mới đã duy trì chuyên mục phòng, chống HIV/AIDS trên báo hàng tháng và phân công ban chính trị - xã hội chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì chuyên mục này, đồng thời phân công 1 phóng viên chuyên theo dõi thông tin tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS. Trong năm 2015, các phóng viên, cộng tác viên đã viết và đăng tải 60 bài viết về HIV/AIDS, nhiều bài viết có nội dung sâu sắc, phản ánh khá đa dạng những vấn đề bạn đọc quan tâm về HIV/AIDS trong đó có 01 tác phẩm đoạt giải C báo chí Việt Nam viết vềHIV/AIDS năm 2015.

- Mặt trận Tổ quốc Thành phố: Triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá, khu phốvăn hoá, phường văn hoá không kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS và triển khai dự án “Tăng cường khả năng đáp ứng của tôn giáo trong phòng, chống HIV/AIDS’’ do tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV) hỗ trợ.

- Ban Dân vận Thành uỷ, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn... đã tổ chức nhiều lớp tập huấn tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ chủ chốt, cán bộ nhân viên của các ngành về phòng, chống HIV/AIDS với 280 người tham dự.

- Hội người cao tuổi Thành phố đã tổ chức 01 lớp tập huấn về Luật Phòng, chống HIV/AIDS, chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS cho 80 thành viên là lãnh đạo hội người cao tuổi của các quận, huyện, thị, trong Thành phố.

- Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội. Phát thanh trên hệ thống loa xã, phường, thị trấn: 124 buổi với 15 tin bài tập trung vào các nội dung: tuyên truyền về sử dụng thuốc Methadone, công tác giúp đỡngười nghiện tái hoà nhập cộng đồng [41].

Cơ sở Hội tổ chức phát thanh 31 buổi với 8 tin bài về các phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS. Duy trì sinh hoạt các loại hình CLB tuyên truyền lồng ghép công tác phòng chống HIV/AIDS, 21 CLB gia đình phòng chống HIV/AIDS và CLB đồng cảm người cao tuổi của các quận, huyện Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên. Từ Liêm duy trì sinh hoạt tập trung vào các nội dung như: truyền thông phòng chống ma túy, vận động cai nghiện, tư vấn chăm sóc sức khỏe tại nhà... thu hút hơn 1.000 gia đình có người thân có HIV/AIDS tham gia, duy trì hoạt động thu ngân và giải ngân cho các thành viên CLB. Giúp đỡ 05 gia đình vay vốn hộ cận nghèo (tổng vốn cho vay là 95 triệu) để buôn bán kinh doanh nhỏ. Thăm và tặng quà cho 42 gia đình ảnh hưởng

bởi HIV/AIDS, trị giáhàng trămtriệu đồng [41]. - Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội:

Các cấp Hội đã tổ chức được 348 buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm HIV/AIDS cho 48.466 lượt hội viên tham dự; tổ chức tọa đàm trao đổi rút kinh nghiệm đấu tranh phòng chống ma túy, mại dâm được 530 buổi, có trên 22.054 lượt hội viên, viết 314 tin cung cấp cho Đài phát thanh của quận, huyện, thị và đài truyền thanh địa phương phát trên 430 buổi [41].

- Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội:

Truyền thông trực tiếp cho 7.123 lượt người nghiện chích ma túy; 867 lượt người có HIV. Chi cục đã tiếp nhận và cấp phát khoáng 1.300 tài liệu truyền thông (tranh gấp, tờ rơi, tranh lật, tranh tư vấn, sách mỏng, bản tin, tạp chí, đĩa VCD...). Phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh về phòng chống HIV/AIDS với 206 lần, tổng thời lượng là 11.536 phút. Chiếu băng đĩa hình với 15 lần về PC HIV/AIDS. Tổ chức 16 buổi biểu diễn văn hóa văn nghệ về PC HIV/AIDS; 10 buổi tuyên truyền cổ động lưu động [41].

- Hội Nông dân thành phố Hà Nội:

Các cơ sở Hội chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, các Ban, ngành và các đoàn thể cùng cấp tuyên truyền trên Đài truyền thanh ở các xã, phường, thị trấn với các nội dung chương trình phòng chống tệ nạn xã hội ma tuý, mại dâm và HIV/AIDS, phát hành tờ rơi, tờ gấp, tạp chí của Cục phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế đến Hội viên nông dân và nhân dân vào tháng cao điểm phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống ma tuý, mại dâm... để nhân dân nắm bắt đầy đủ những thông tin kiến thức phòng, chống ma tuý, phòng, chống HIV/AIDS.

Phối hợp với các ban, ngành và các đoàn thể tổ chức ra quân tuyên truyền, thu nhặt bơm, kim tiêm chích ma tuý và tổ chức phổ biến kiến thức phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS trong các buổi sinh hoạt ở các chi, tổ Hội, qua đó nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân trong công tác phòng ngừa, lây nhiễm HIV/A1DS, góp phần hạn chế gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố.

Duy trì hoạt động của 530 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” với 26.500 thành viên than gia. Các câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt theo định kỳ hàng tháng lồng ghép với nội dung hoạt động của hội như: phổ biến Luật phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời hướng dẫn nông dân cách phòng, tránh lây nhiễm HIV/AIDS, chống kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS, góp phần hạn chế số người có

Hội nông dân các huyện, quận, thị xã và cơ sở Hội phối hợp với các ngành chức năng cùng cấp tuyên truyền nhân đợt cao điểm phòng chống tội phạm ma túy các tệ nạn xã hội và phòng, chống HIV/AIDS. Đã tổ chức 116 lớp tập huấn nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS cho 12.985 hội viên tham dự tiêu biểu là các đơn vị Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm....

Phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, triển khai mạnh mẽ các biện pháp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Phổ biến nội dung, kiến thức pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, hội viên nông dân tại các chi, tổ Hội [41].

Qua khảo sát, có thể thấy, sự lãnh đạo của Thành ủy, sự quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, nhóm xã hội, công tác tuyên truyền về HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố những năm qua đã được triển khai rộng khắp với hình thức phong phú, đa dạng, thể hiện được quyết tâm chính trị và trách nhiệm của Thành phố đối với vấn đề HIV/AIDS trên địa bàn, cũng như tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng. Đây là những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể trong xã hội trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS nói riêng, chia sẻ, thông cảm, giúp đỡ, bảo vệ quyền con người của người có HIV/AIDS nói riêng trên địa bàn Thành phố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)