Đảm bảo về pháp lý việc thực hiện quyền của người có HIV/AIDS trên địa bàn Hà Nội, một mặt dựa trên nền tảng đảm bảo pháp lý chung ở Việt Nam hiện nay, mặt khác là những biện pháp tổ chức – pháp lý của cơ quan nhà nước ở Thành phố Hà Nội.
* Những đảm bảo pháp lý chung thực hiện quyền con người của người có
HIV/AIDS ở Việt Nam:
Hiện nay Việt Nam đã dần hình thành cơ chế quốc gia đảm bảo quyền của người có HIV/AIDS thông qua: việc xây dựng được một hệ thống các quy định về những quyền cơ bản của người có HIV/AIDS, xây dựng một sốcác cơ quan thực thi những quy định này và những quy trình bảo vệ khi có sự việc vi phạm quyền xảy ra. Đồng thời Nhà nước cũng đưa những kiến thức về nhân quyền và HIV/AIDS tới nhóm người có HIV/AIDS, các cán bộ công chức trong bộmáy nhà nước cũng như cộng đồng dân cư.
Thay đổi nhận thức tích cực cho các chủ thể liên quan: Trong quan hệ pháp
luật nhân quyền về quyền của người có HIV/AIDS bao gồm chủ thể hưởng quyền chính là những người có HIV/AIDS, chủ thể có nghĩa vụ đảm bảo quyền là nhà nước mà cụ thể là hệ thống các cơ quan thuộc bộmáy nhà nước và các cán bộ công chức làm việc tại đó. Hiện nay bước đầu những kiến thức về HIV/AIDS, kiến thức về luật nhân quyền nói chung và quyền của người có HIV/AIDS nói riêng đã được hình thành và phổ biến tới những chủ thể này.
Xây dựng được hệ thống các quy định về quyền con người của người có
HIV/AIDS và những người khác trong nhóm sống chung với HIV/AIDS. Đứng đầu
là Hiến pháp năm 2013 với các quyền con người nói chung, trung tâm là Luật phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) có hiệu lực từnăm 2006 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành, các luật liên quan như: Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH2
ngày 21/11/2007 của Quốc hội khóa 12, Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội khóa 12, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 21/11/2007 của Quốc hội khóa 12, Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa 11 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Một số Nghị định quan trọng khác như: Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, Nghị định số69/2011/NĐ- CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS.
Các văn bản này ghi nhận khá đầy đủ các quyền của người có HIV/AIDS nói chung, đặc biệt là người có HIV/AIDS, từ những quyền dân sự, chính trị tới những quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là những quyền đặc thù dễ bị tổn thương của nhóm này như quyền được đối xửbình đẳng, quyền được chăm sóc sức khỏe và thể chất, quyền được lao động và giáo dục… Đây thực sự là điểm nhấn của pháp luật Việt Nam trong bối cảnh đại dịch HIV toàn cầu.
Về xây dựng hệ thống các cơ quan về phòng, chống HIV/AIDS. Công tác
phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đã xây dựng hệ thống văn bản mang tính pháp lý cao nhất của một quốc gia về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới như Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; Pháp lệnh Phòng, chống HIV/AIDS năm 1995, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; các quyết định, nghị định, thông tư hướng dẫn mang tính chuyên môn cao.
Cơ cấu tổ chức QLNN về phòng, chống HIV/AIDS cũng như chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS luôn được quan tâm điều chỉnh qua các giai đoạn song chưa đáp ứng phù hợp với tình hình thực tế. Từ Văn phòng Thường trực phòng, chống AIDS thuộc Bộ Y tếđến Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS rồi Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn MT, MD ởTrung ương. Văn phòng Thường trực phòng, chống AIDS cấp tỉnh, thành phố, Trung tâm Phòng, chống AIDS cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn MT, MD cấp tỉnh. Khoa Phòng, chống AIDS thuộc Trung tâm Y tế dự
phòng cấp huyện, cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống AIDS cấp xã… Kể từ khi thành lập 1987 đến nay, hệ thống tổ chức QLNN về phòng, chống HIV/AIDS của nước ta đã trải qua nhiều lần thay đổi và thiếu ổn định. Có thể nói đây là một trong số các tổ chức có hệ thống tổ chức QLNN cấp quốc gia có nhiều sự thay đổi nhất trong cùng thời gian. Hệ thống cơ cấu, tổ chức QLNN về phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam qua nhiều thời kỳ khác nhau, tạm chia quá trình thành lập và phát triển hệ thống tổ chức về phòng, chống HIV/AIDS thành 4 giai đoạn chính khác nhau như sau:
1. Hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trực thuộc Bộ Y tế (1987-1994) 2. Hệ thống phòng, chống HIV/AIDS độc lập (1994 - 2000)
3. Hệ thống phòng, chống HIV/AIDS có cơ quan thường trực là Bộ Y tế (2000-2002)
4. Hệ thống phòng, chống HIV/AIDS với cơ quan quản lý chuyên ngành (6/2003 đến nay)
Sự thay đổi mới nhất về tổ chức của hệ thống phòng, chống AIDS tại Việt Nam là sựra đời của Nghị định số49/2003/NĐ-CP ngày 15/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Theo Điều 3 của Nghị định này, Văn phòng Thường trực phòng, chống AIDS sẽ hợp nhất với Vụ Y tế dự phòng thành: “Cục Y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS”. Việc sát nhập hai tổ chức của đơn vị này có hiệu lực pháp lý từ ngày 18/06/2003. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS chỉ có một cơ quan QLNN cấp vụ, cục của Bộ Y tế, do một lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo trực tiếp (chưa kểđồng chí Bộtrưởng là Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, MT, MD). Đây là thời kỳ hoàn thiện củng cố và xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về phòng, chống HIV/AIDS từ trung ương đến cơ sở một cách mạnh mẽ nhằm hoàn thiện, đáp ứng với diễn biến đại dịch trong tình hình mới. Giai đoạn này công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn là một dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. Thực hiện chủ yếu theo các quy định tại Quyết định số 108/2007-TTg ngày 17/7/2007 về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 vì vậy cũng tồn tại
nhiều hạn chế.
Thông qua hệ thống các cơ quan này một số quyền của người có HIV/AIDS được thực thi. Năm 2000, Uỷ ban Quốc gia về phòng chống AIDS, ma tuý và mại dâm được thành lập theo quyết định 61/2000/QĐ-TTg ngày 05/6/2000 của Thủ tướng Chính phủđể thực hiện chức năng giúp Chính phủ hoạch định chính sách, chỉ đạo và hướng dẫn các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS [49].
* Những biện pháp tổ chức – pháp lý của cơ quan nhà nước ở Thành phố Hà Nội bảo đảm thực hiện quyền con người của người có HIV/AIDS.
- Ban Chỉđạo phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn MT, MD thành phố Hà Nội.
Năm 1992, Hà Nội thành lập Ban AIDS - Sở Y tế. Đến năm 1994, khi Ủy ban Quốc gia phòng, chống bệnh SIDA Việt Nam đổi thành Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và đưa lên trực thuộc Chính phủ thì tới năm 1997, Hà Nội thành lập Ủy ban Phòng, chống AIDS thành phố. Thường trực cho Uỷ ban là Văn phòng Ủy ban Phòng, chống AIDS thành phố đặt tại Sở Y tế Hà Nội với đội ngũ cán bộ thuộc biên chế của Sở Y tế. Khi Ủy ban Phòng, chống AIDS thành phốđược thành lập thì ban AIDS của các sở/ban/ngành/đoàn thể và Ban Chỉđạo phòng, chống AIDS ở các quận/huyện và dưới nữa là công tác phòng, chống AIDS ở các xã/phường thuộc Hà Nội cũng được thành lập và hoạt động tích cực trong lĩnh vực này và chủ yếu là kiêm nhiệm. Với sự ra đời của Văn phòng Ủy ban Phòng, chống AIDS thành phố Hà Nội thì một số nhiệm vụ và quyền hạn của Ban AIDS Y tế trước đây được chuyển sang cho Văn phòng như: Văn phòng là đơn vị tham mưu cho Sở Y tế và Uỷ ban trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch về phòng, chống HIV/AIDS, trong việc ra các văn bản chỉ đạo các chương trình, kế hoạch phòng, chống AIDS của thành phố; Văn phòng giúp Uỷ ban theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch phòng, chống AIDS ở các sở, ban ngành, đoàn thể, quận/huyện thuộc thành phố; tổ chức màng lưới triển khai hoạt động của ngành y tế về phòng, chống AIDS trên toàn thành phố; tuyên truyền giáo dục nhân dân phòng, chống AIDS, điều phối và quản lý kinh phí phòng, chống AIDS; tham gia thực hiện dựán/đề tài nghiên cứu. Đến năm 2000, khi Chính phủ quyết định nhập 3 mảng AIDS, MT, MD về một đầu mối để thành lập Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn MT, MD theo Quyết định 61/2000/QĐ-TTg ngày 05/6/2000 của Chính phủ thì Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn MT, MD thành phố. Văn phòng Ủy ban Phòng, chống AIDS vẫn giữ nguyên tên với những
chức năng và nhiệm vụ được giao như từ trước. Văn phòng này hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn MT, MD và Sở Y tế Hà Nội [49]. Mô hình tổ chức phòng, chống HIV/AIDS của thành phố Hà Nội được hình thành sớm và có nhiều thay đổi nhất so với mô hình tổ chức phòng, chống HIV/AIDS của các tỉnh, thành phố. Sự đổi tên do sát nhập theo chỉ đạo của Chính phủ từ 3 mảng AIDS, MT, MD về một mối là Ban chỉ đạo. Thành phố Hà Nội có thành lập Ban Chỉđạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn MT, MD do đồng chí Phó chủ tịch UBND thành phố trưởng Ban Chỉ đạo, 3 cơ quan thường trực cho 3 mảng AIDS, MT, MD tương ứng là Văn phòng Ủy ban Phòng, chống AIDS thành phố (thuộc Sở Y tế), VPTTPC ma tuý (thuộc Sở Công an) và VPTTPC tệ nạn xã hội (thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội). Dưới Văn phòng Ủy ban Phòng, chống AIDS thành phố là Ban AIDS Sở Y tế, Ban AIDS các ban ngành, Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS quận/huyện. Ban AIDS - Sở Y tế chỉ đạo các tiểu ban chuyên môn và đội YTDP các quận/huyện. Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS quận/huyện chỉ đạo đội YTDP quận/huyện và Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS xã/phường. Chúng ta có thể thấy Sơ đồ 2.1 mô tả về hệ thống tổ chức này:
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hà Nội
Qua nghiên cứu tại thành phố Hà Nội diễn biến dịch HIV/AIDS trên địa bàn Hà Nội đang chuyển sang giai đoạn “quả chín” tức tỷ lệAIDS tăng cao đòi hỏi công tác phòng, chống HIV/AIDS cần phải được tăng cường cả về nhân lực và vật lực bởi hàng năm số người có HIV mới được phát hiện vẫn không giảm. Không chỉ vậy,
sang giai đoạn AIDS rất cao và tập trung vào đối tượng trẻ. Như vậy, công tác tư vấn, công tác can thiệp, công tác điều trị, tư vấn, chăm sóc người có và công tác tư vấn cho gia đình người có HIV/AIDS rất cần được tăng cường hơn nữa. Có như vậy thì mới có thểngăn chặn được dịch AIDS bùng phát trong tương lai.
- Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội.
+ Giai đoạn 2008-1/2017:
Căn cứ Quyết định số 25/2005/QĐ-BYT ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” [7], ngày 13/10/2008, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số1242/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội [52]. Theo Quyết định số 25/2005/QĐ-BYT, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế về các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố, là cơ quan thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý mại dâm Thành phố Hà Nội.
Hoạt động chính của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS là:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh trên cơ sở chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và tình hình thực tế ở địa phương trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt hoặc để Sở Y tế trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền.
- Chỉđạo và tổ chức thực hiện các hoạt động sau:
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn thành phố chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV;
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; huy động gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
+ Giám sát HIV/AIDS/STI, xét nghiệm HIV; tư vấn cho người có HIV; công tác chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, an toàn truyền máu và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác theo quy định;
+ Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch của địa phương và Trung ương cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác;
+ Làm đầu mối quản lý và tổ chức triển khai thực hiện dự án phòng chống HIV/AIDS quốc gia, các dự án liên quan và các dự án quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS được giao theo quy định của pháp luật.
Ngày 04 tháng 03 năm 2015, Bộ Y tếban hành Thông tư số 02/2015/TT-BYT vềQuy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [4], thay thế Quyết định số 25/2005/QĐ-BYT. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm được kiện toàn, đáp ứng với yêu cầu của công tác phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn mới. Nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS là:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống HIV/AIDS trên cơ sởđịnh hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật (như can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV; tư vấn, xét nghiệm HIV; giám sát HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI); …).
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về HIV/AIDS bao gồm: tư vấn, xét nghiệm HIV, khám và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay