Các loại bảo đảm quyền con người

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 32 - 41)

1.2.2.1. Bảo đảm về pháp lý

sau: cơ chế pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý; hệ thống các quyền và nghĩa vụ pháp lý; hành vi hợp pháp và trình độ văn hóa của mỗi cá nhân công dân [19, tr.112]. Rộng hơn, bảo đảm pháp lý thực hiện quyền bao gồm cả sựtương tác giữa các yếu tố trong hệ thống bảo đảm. Hệ thống đó không chỉ bảo gồm quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của chủ thể, trình tự, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể mà còn có cả hệ tư tưởng chính trị - pháp lý, văn hóa pháp lý của các chủ thể và hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật cũng như sự tham gia của xã hội. Theo đó, đảm bảo pháp lý để thực hiện quyền là “điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi do pháp luật tạo ra trên cơ sở hệ thống tư tưởng chính trị p pháp lý tiến bộ, để công dân vừa thực sự được hưởng quyền và sử dụng đúng quyền mà hiến pháp đã quy định” [17, tr.25]. Nhìn chung, bảo đảm pháp lý thực hiện quyền con người, quyền công dân là hệ thống gồm nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tốđược Nhà nước tạo lập.

Trong Nhà nước pháp quyền, để bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân thì “trách nhiệm trước tiên thuộc về Nhà nước, cụ thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước, của cán bộ, công chức nhà nước” [27, tr.32]. Do Nhà nước và pháp luật là hai phạm trù gắn bó chặt chẽ với nhau, vì vậy bảo đảm quyền con người, quyền công dân phải gắn liền với sự điều chỉnh của pháp luật, trước hết phải được hiến pháp, pháp luật ghi nhận, quy định, bởi lẽ, “quyền con người, quyền công dân khi được hiến pháp, luật ghi nhận trở thành độc lập với bất kỳ quyền uy nào” [22, tr.50]. Thông qua pháp luật, trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm thực hiện quyền mới được xác lập trên cả ba phương diện là “nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ thực hiện” [59, tr.107].

Các trụ cột cơ bản cấu thành bảo đảm pháp lý là: Thủ tục pháp lý bảo đảm thực hiện quyền con người, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quyền con người, và trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết và ý thức pháp luật của công dân, văn hóa pháp lý của cộng đồng trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người.

có một số quyền có ý nghĩa quan trọng đối với những người sống chung với HIV/AIDS, các quyền ấy bao gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng; quyền sống; quyền được hưởng chuẩn mực cao nhất có thể về sức khỏe thể chất và tinh thần; quyền được tự do và an toàn cá nhân; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền được tìm kiếm và được cho lánh nạn; quyền được bảo vệ sự riêng tư; quyền được tự do bày tỏ chính kiến, diễn đạt và tự do nhận, trao đổi thông tin; quyền được tự do lập hội; quyền được kết hôn và lập gia đình; quyền bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục; quyền được có mức sống thích đáng; quyền được hưởng an sinh, trợ cấp và cứu trợ xã hội; quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và công cộng của cộng đồng; quyền không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm…

Theo Luật quốc tế về quyền con người, các quốc gia có thể quy định trong pháp luật những giới hạn áp dụng với một số quyền trong những hoàn cảnh HIV/AIDS cụ thể, nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với các quyền của những người sống chung với HIV/AIDS. Trên thực tế, bảo đảm sức khỏe của cộng đồng là lý do được các nhà nước viện dẫn nhiều nhất khi giới hạn các quyền của những người sống chung với HIV/AIDS.

Điều đáng nói là nguyên tắc kể trên đôi khi bị các quốc gia lạm dụng. Nhiều nước đã đưa ra những giới hạn quá mức về quyền của những người sống chung với HIV/AIDS, vi phạm nguyên tắc về không phân biệt đối xử với nhóm người này. Ví dụ, ở một số quốc gia đã ra những qui định ngăn cấm người nhiễm HIV nhập cư, lưu trú, kết hôn, loại trừ cơ hội về giáo dục, cơ hội có việc làm, chăm sóc sức khỏe, đi lại, an sinh xã hội, nhà ở và kể cả việc cho phép tị nạn. Ở nhiều nước việc đưa ra những qui định vi phạm đời tư khi cưỡng bức xét nghiệm và công khai tình trạng nhiễm HIV của một người; chia tách những người sống chung với HIV/AIDS khỏi những người bình thường… Những biện pháp như vậy là cần thiết với một số bệnh lây nhiễm nguy hiểm nhưng là không cần thiết và không phù hợp với những người sống chung với HIV/AIDS. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, HIV không lây nhiễm qua những con đường tiếp xúc thông thường.

bảo vệ các quyền con người trong bối cảnh HIV/AIDS. Các hướng dẫn này gắn liền với các chuẩn mực quốc tế hiện hành về quyền con người và được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế thu thập được trong các hoạt động trên lĩnh vực này trong nhiều năm cụ thể như sau:

Về bộ máy tổ chức quốc gia điều hành công tác phòng chống

HIV/AIDS:Nhà nước cần thiết lập một cơ cấu tổ chức quốc gia có đủ sức để tổ chức

các hoạt động ứng phó với HIV/AIDS nhằm bảo đảm một sự tiếp cận liên ngành, lồng ghép nghĩa vụ về chính sách với chương trình liên quan đến HIV/AIDS trong hoạt động của toàn bộ các ban, ngành của chính phủ. Điều này có thể bao gồm việc thành lập một cơ quan liên bộ do chính phủ điều hành để quản lý chung hoạt động trên lĩnh vực này của tất cả các chủ thể có liên quan.

Về việc hỗ trợ các tổ chức dựa vào cộng đồng: Chính phủ cần bảo đảm để có

sự tham vấn của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong mọi giai đoạn xây dựng, lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá các chính sách về HIV/AIDS. Cần bảo đảm rằng các tổ chức dựa vào cộng đồng được phép thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động của họ, kể cả trong các lĩnh vực về đạo đức, pháp luật và quyền con người.

Về việc xây dựng và sửa đổi pháp luật về y tế công, về hình sự, về chống

phân biệt đối xử và bảo vệ: nhà nước cần xem xét và sửa đổi pháp luật về y tế công

để bảo đảm những vấn đề về y tế công nảy sinh từ khía cạnh HIV/AIDS được chú trọng thỏa đáng, các quy định pháp luật áp dụng cho các bệnh lây truyền thông thường không áp dụng cho HIV/AIDS, và các quy định pháp luật đó là phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người.

Dưới góc độ khoa học luật Hiến pháp – Hành chính, các biện pháp bảo đảm vềpháp lý để thực hiện quyền con người của người có HIV/AIDS ở Việt Nam bao gồm:

- Hoạt động xây dựng và giám sát thực hiện luật, nghị quyết về phòng, chống HIV/AIDS nói riêng, bảo đảm quyền con người nói chung, trong đó có quyền của người có HIV/AIDS.

Theo đó, Quốc hội xây dựng Hiến pháp, các đạo luật, các nghị quyết có mục đích phòng, chống HIV/AIDS, hướng tới bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDS. Đồng thời, Quốc hội bố trí ngân sách cho Chính phủ thực hiện nhiệm

vụ của mình về phòng, chống HIV/AIDS; bằng các thể chế của mình, Quốc hội đồng thời thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật, nghị quyết về phòng chống HIV/AIDS trên phạm vi cảnước.

Ở địa phương, theo thẩm quyền, Hội đồng nhân dân xây dựng các chương trình, nghị quyết và bốtrí ngân sách để phòng chống HIV/AIDS, đồng thời giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đó trên địa bàn.

- Hoạt động lập quy và các biện pháp tổ chức hành chính nhà nước để thực hiện phòng chống HIV/AIDS, bảo đảm quyền con người của người có HIV/AIDS.

Thực hiện chức năng hành pháp và quản lý hành chính nhà nước, Chính phủ (và các Bộ) ban hành các văn bản pháp quy đểhướng dẫn thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội về phòng chống HIV/AIDS, đồng thời, thiết lập bộmáy hành chính để thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cung ứng dịch vụ công đảm bảo thực hiện các quyền của người có HIV/AIDS.

- Hoạt động bảo vệ các quyền của người có HIV/AIDS: Hoạt động này bao gồm các biện pháp pháp lý để truy cứu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức trong xã hội có hành vi xâm phạm quy định pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích của người có HIV/AIDS; nếu vi phạm nhẹ thì bị xử lý vi phạm hành chính, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định.

Có thể thấy, trong các biện pháp bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người có HIV/AIDS nói riêng, biện pháp pháp lý là quan trọng nhất, bởi lẽ nó ghi nhận về mặt pháp lý quyền và trách nhiệm, cơ chế thực hiện các biện pháp khác, trong đó có cả biện pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng, xã hội.

1.2.2.2. Bảo đảm v kinh tế

Bảo đảm kinh tế nói chung là tổng thể các yếu tố vật chất để con người thực hiện quyền của mình. Kinh tế là nền tảng quyết định sự phát triển và tác động mạnh mẽ tới sựổn định chính trị, xã hội của quốc gia và điều kiện thụhưởng của mỗi con người, vì vậy, bảo đảm kinh tế là một trong những bảo đảm quan trọng để thực hiện quyền con người.

Khi trình độ phát triển kinh tế ở mức thấp, không đáp ứng các nhu cầu và khả năng của con người thì các quyền con người dù có được pháp luật ghi nhận cũng khó trở thành hiện thực. Nếu kinh tế phát triển, đời sống xã hội ở mức cao, trật

tự quản lý kinh tếổn định và hiệu quả thì một mặt sẽ hạn chếđược các nguyên nhân pháp sinh vi phạm, cản trở thực hiện quyền con người, nhưng mặt khác cũng sẽ tạo ra những điều kiện vật chất để quyền con người được thực hiện trên thực tế. Con người cũng có thêm khảnăng và điều kiện để thực hiện quyền của mình.

Công cuộc phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam hơn 20 năm qua đã đạt được rất nhiều thành công, một nguyên nhân quan trọng là sự bảo đảm về nguồn lực tài chính. Chính phủ Việt Nam có cam kết chính trị cao trong phòng chống HIV/AIDS với sự tham gia rộng rãi và tích cực của các ban ngành, đoàn thể và toàn dân. Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới phòng chống HIV/AIDS rộng khắp từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời, triển khai rất hiệu quả các can thiệp phòng chống HIV/AIDS, từ truyền thông, dự phòng, can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, đến chăm sóc, điều trị HIV/AIDS áp dụng các kỹ thuật mới nhất theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong phòng chống HIV/AIDS với nhiều mô hình tốt. Nhờ đó, trong những năm qua, Việt Nam đã cơ bản kìm hãm được tốc độgia tăng của đại dịch HIV/AIDS. Số người nhiễm HIV phát hiện mới trong năm 2013 (12.599 người) đã giảm khoảng 60% so với năm 2007 (30.846 người). Số lượng bệnh nhân chuyển từ nhiễm HIV sang giai đoạn AIDS và số người nhiễm HIV/AIDS tử vong cũng đã giảm khoảng 50% trong giai đoạn này. Nguồn kinh phí quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Trong giai đoạn vừa qua, nguồn viện trợ quốc tế chiếm đến 80% kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS quan trọng khác như truyền thông, tư vấn xét nghiệm, giám sát đại dịch... đều do các tổ chức quốc tế viện trợ. Ngoài viện trợ về tài chính, các tổ chức quốc tế còn hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực cán bộ cho mạng lưới phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam.

Hiện nay, nguồn viện trợ quốc tếđang giảm mạnh. Đây chính là khó khăn rất lớn đối với Chính phủ Việt Nam. Nếu không huy động đủ kinh phí, công tác phòng chống HIV/AIDS sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có nguy cơ dịch HIV/AIDS bùng phát trở lại. Kịch bản xấu nhất là nguồn kinh phí đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS bị thiếu hụt trầm trọng thì nhiều hoạt động không được triển khai như:

dự phòng, xét nghiệm để phát hiện người nhiễm HIV, hàng trăm nghìn người nhiễm HIV sẽkhông được điều trị... Đại dịch HIV/AIDS sẽ bùng phát trở lại, gây tác động to lớn đến sức khỏe, an ninh, trật tự và phát triển kinh tế-xã hội.

Trước thực trạng đó, Chính phủ đã phải có những giải pháp để đảm bảo tài chính cho công tác phòng chống HIV/AIDS. Ngày 16/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020. Đề án đề cập đến 2 nhóm giải pháp chính đó là huy động các nguồn lực và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực huy động được. Đối với huy động nguồn lực, Việt Nam cần tiếp tục tăng chi ngân sách nhà nước Trung ương cho phòng chống HIV/AIDS. Mặc dù sau năm 2015 có thể không còn chương trình mục tiêu quốc gia riêng cho phòng chống HIV/AIDS nhưng Nhà nước cần có cơ chế tài chính mới để tiếp tục đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS.

Các địa phương cần xây dựng đềán đảm bảo tài chính và tăng chi ngân sách địa phương cho phòng chống HIV/AIDS tại địa phương mình, đặc biệt là các tỉnh, thành phố có nguồn thu ngân sách lớn. Đồng thời, xã hội hóa, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cho phòng chống HIV/AIDS; xem xét thu một phần chi phí cho điều trị methadone để có thể duy trì hoạt động của các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế; tiếp tục kêu gọi các nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế…

Bên cạnh huy động các nguồn lực, Việt Nam cần phải sử dụng các nguồn tài chính hiện có một cách hiệu quả nhất như: tập trung nguồn lực vào các địa bàn trọng điểm về HIV/AIDS để tăng hiệu quả hoạt động; tập trung các hoạt động can thiệp vào những người có HIV dương tính và một số nhóm nguy cơ cao nhất (gồm nghiện chích ma túy, phụ nữ có quan hệ tình dục với người nghiện chích có HIV dương tính, phụ nữ mại dâm và tình dục đồng giới nam). Đồng thời, triển khai các can thiệp có hiệu quả cao, như truyền thông thay đổi hành vi, dự phòng (phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị methadone), tăng cường tư vấn xét nghiệm và mở rộng điều trị ARV; tăng cường lồng ghép các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS (như tư vấn xét nghiệm, điều trị methadone, điều trị ARV); lồng ghép các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống y tế sẵn có; phân cấp các

dịch vụ phòng chống HIV/AIDS xuống tuyến cơ sở, xét nghiệm chẩn đoán, phát thuốc ARV, phát thuốc methadone...

1.2.2.3. Bảo đảm về chính trị

Quyền con người xét cho cùng là quyền chính trị, vì vậy, để con người thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)