Tăng cƣờng chất lƣợng công tác quản lý, chăm sóc, tƣ vấn, điều trị cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 120 - 122)

cho ngƣời có HIV/AIDS

- Tăng cường chất lượng công tác quản lý chăm sóc, tư vấn cho người

có HIV/AIDS.

Chăm sóc, tư vấn cho người có HIV/AIDS là rất quan trọng để giúp cho họ cảm thấy là họ không bị đẩy ra ngoài cuộc sống chung của xã hội. Điều này giúp phát triển hoàn cảnh sống tích cực. Chăm sóc, tư vấn có thể làm nhẹđi những vấn đề của cá nhân đang đi qua và làm họ cảm thấy có ước muốn được tiếp tục sống. Điều này có thể thúc đẩy cuộc sống của người bệnh và ngăn chặn sự chán nản và những ý định tự tử. Nếu một người nào đó được chăm sóc một cách đúng đắn, những ý định như làm lây lan cho người khác “những người khác đáng bị trừng trị” có thể sẽ giảm. Chăm sóc hỗ trợ toàn diện cho người có HIV/AIDS và những người bị ảnh hưởng sẽđảm bảo cuộc sống, sức khoẻ của họ và làm giảm lây nhiễm trong cộng đồng vì những hành vi của cuộc sống tích cực của họ mang lại. Chăm sóc, tư vấn cho người có HIV cần sự thông hiểu rất rõ về sự không ổn định về mặt tinh thần của bệnh nhân. Vấn đề này được ghép với việc khi một người được chăm sóc mà chưa được dậy về cách sống tích cực. Có quá nhiều lời cảnh cáo cho bệnh nhân về việc nên làm cái gì và cái gì không nên làm có thể làm cho họ cảm thấy như bị áp bức, và quá nhiều sựchăm sóc có thể làm cho họ cảm thấy họ trở nên không có giá trị. Người có HIV trong một thời điểm nào đó có thể thực hiện những điều gây hại cho sức khoẻ của họ. Trong trường hợp như vậy, sự thuyết phục nhẹnhàng để mang bệnh nhân về hoàn cảnh thực của họlà điều nên làm. Tại thời điểm đó, bệnh nhân có thể phát triển thái độnhư là cằn nhằn hoặc tìm ra những lỗi lầm của họ. Điều này có thể quá nguy hiểm cho bệnh nhân khi mà họ cũng tranh cãi với chính họ. Tốt hơn là nhẹ nhàng can thiệp để bệnh nhân dịu xuống. Đối với công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người có HIV/AIDS thực hiện phương châm lấy y tế làm nòng cốt phối hợp với các ban ngành và huy động hỗ trợ của chính quyền các cấp, để thực hiện công tác chăm sóc, tư vấn cho người có HIV/AIDS tại cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ người có HIV/AIDS và gia đình họ để người có HIV/AIDS ổn định hoà nhập cuộc sống tại gia đình và cộng đồng. Chương trình thực hiện chiến

lược phòng, chống HIV/AIDS ở Thành phố Hà Nội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đưa ra các giải pháp sau:

Một là, phát triển hệ thống chăm sóc, hỗ trợ toàn diện. Thiết lập hệ thống chăm sóc, hỗ trợ người có HIV/AIDS trên nền tảng của hệ thống y tế với sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành địa phương. Xác định gia đình, cộng đồng là yếu tố cơ bản trong việc chăm sóc, hỗ trợ người có HIV/AIDS. Ngành Y tế làm nòng cốt, phối hợp với các Ban, ngành và Chính quyền các cấp để thực hiện công tác chăm sóc, điều trị, tư vấn cho người có HIV/AIDS tại cộng đồng. Xác định tuyến huyện là trung tâm của công tác chăm sóc, hỗ trợ người có HIV/AIDS, đồng thời là cơ quan thường trực cùng với việc huy động tham gia của các Ban ngành, Đoàn thể ở địa phương. Khuyến khích tư nhân trong việc chăm sóc, hỗ trợ người có HIV/AIDS, áp dụng các hình thức chữa bệnh bằng y học dân tộc.

Hai là, tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ người

có HIV/AIDS. Tăng cường phối hợp liên ngành, đểđảm bảo tính sẵn có của các dịch vụtư vấn, xét nghiệm và các dịch vụchăm sóc, hỗ trợngười có HIV/AIDS. Tạo điều kiện để những người có HIV hoặc ma tuý, mại dâm trong các trung tâm giáo dục xã hội, trại giam tiếp cận với các dịch vụ y tế. Tổ chức tập huấn về chăm sóc, hỗ trợ người có HIV/AIDS cho cán bộ y tế, cán bộ tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tập huấn chống phân biệt đối xử, đảm bảo tính bí mật, riêng tư và cung cấp các dịch vụ có chất lượng. Có chính sách khuyến khích người có HIV/AIDS được tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tăng cường khảnăng tiếp cận với các thuốc đặc hiệu kháng vi rút HIV cho người có HIV/AIDS.

Ba là, phát huy tính chủ động tham gia của người có HIV/AIDS và chống

phân biệt đối xử. Giáo dục, truyền thông cho người có HIV, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người có HIV đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ người có HIV/AIDS, tựchăm sóc và hỗ trợ nhau.

- Công tác điều trị bệnh nhân AIDS.

Trước mắt cần phải củng cố hoàn thiện lại hệ thống điều trị tại các bệnh viện, từng bước đầu tư hơn nữa cho công tác điều trị bệnh nhân. Chú trọng việc thiết lập các khoa phòng điều trị tại các tuyến huyện. Tại Điều 39 Luật phòng, chống

HIV/AIDS 2006 tại khoản 2 quy định: Ưu tiên cho người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻem dưới 6 tuổi được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV. Thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo thứ tựưu tiên sau: Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV; người nhiễm HIV tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS; người nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong Chương trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS Thành phố Hà Nội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.

Một là, tạo điều kiện cho người có HIV/AIDS ở Hà Nội được tiếp cận với

thuốc điều trị đặc hiệu kháng vi rút HIV. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 70% bệnh nhân AIDS được tiếp cận với thuốc điều trị HIV. Đến năm 2020 có ít nhất 50% các cơ sở điều trị AIDS được cung cấp đầy đủ các phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện đại.

Hai là, đầu tư cho hệ thống bệnh viện của Thành phố các phương tiện và số

giường bệnh tối thiểu để tiếp nhận bệnh nhân HIV/AIDS vào điều trị, giường bệnh được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Đảm bảo các cơ sở này sẵn có thuốc kháng vi rút HIV trong danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện.

Ba là, nâng cao năng lực chẩn đoán, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 4 đơn

vịđiều trịcó máy đếm tếbào CD4, CD8 và máy đo sốlượng vi rút HIV trong máu.

Bốn là, các cơ sở y tế tuyến huyện có khả năng chẩn đoán và điều trị các

bệnh nhiễm trùng cơ hội do nhiễm HIV gây nên và mở rộng việc tiếp cận thuốc kháng vi rút HIV. Khuyến khích sử dụng các thuốc đông y trong điều trị AIDS.

Năm là, đảm bảo 100% các trường hợp bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề

nghiệp, các bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV được điều trị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đảm bảo quyền con người của người có HIVAIDS từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)