Nhóm chủ thể này là nhóm chủ thểhưởng quyền vì vậy khi họ nhận thức đầy đủ về những quyền mà mình giành được họ sẽ có những biện pháp chủđộng để thụ
hưởng quyền của mình trên thực tế và có những hành động cụ thểđể bảo vệ quyền của chính mình khi bị chủ thể khác xâm hại.
Trong thời gian vừa qua, nhận thức của nhóm chủ thể này về HIV/AIDS và những biện pháp tự chăm sóc, duy trì sức khỏe của mình được nâng lên rất nhiều. Tuy nhiên họ vẫn chưa có điều kiện tiếp cận với những kiến thức về quyền con người nói chung và những quyền cơ bản mà chính họđược thụhưởng. Chính vì vậy cần có những biện pháp để đưa những kiến thức về quyền con người tiếp cận được với nhóm chủ thểnày đồng thời cần chú ý tới yếu tố về bảo mật thông tin để không làm xáo trộn đời sống của họ.
Một số những hành động cụ thể:
Tạo lập nhiều hơn nữa những diễn đàn dành cho người có HIV/AIDS. Trên những diễn đàn đó đăng tải những kiến thức về nhân quyền, hướng dẫn họ những biện pháp để tự bảo vệ khi quyền lợi của mình bị xâm hại. Những diễn đàn như thế cũng là nơi để gắn kết, chia sẻ những mảnh đời không may mắn. Họ nói lên những quan điểm của mình, những bình luận những phản hồi. Qua hoạt động này những người có HIV/AIDS sẽđược học tập, trao đổi và có thêm nhiều những kinh nghiệm về việc tự bảo vệ mình trong thực tế. Cần có những biện pháp hỗ trợ cả về mặt vật chất, tinh thần tới những nhóm đồng đẳng. Đây có thể coi là những tổ chức nhỏ của người có HIV/AIDS. Có thể lồng ghép việc giảng dạy kiến thức về nhân quyền trong những buổi sinh hoạt của những nhóm này. Việc giao lưu trao đổi và học tập thực tế sẽ mang lại những kết quả tích cực vì sự chủđộng và tin tưởng của các chủ thể tham gia.
Có thể lồng ghép việc cung cấp kiến thức về nhân quyền cho người có HIV/AIDS trong các hoạt động có liên quan như trong các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS, các cơ sở học nghề, lao động dành cho người có HIV/AIDS... Họ vừa có điều kiện học tập, làm việc, được chăm sóc sức khỏe vừa có điều kiện tiếp cận với những kiến thức về nhân quyền.
Cần có sự quan tâm hơn đến những nhóm có mức độ tổn thương kép như nhóm phụ nữ, trẻ em, nhóm dân di biến động, nhóm bị tước tự do nhiễm HIV/AIDS. Họkhó có điều kiện tiếp cận với kiến thức về quyền con người vì những khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy cần có sựquan tâm sát sao hơn nữa. Nhà nước, cần có sự
phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức xã hội trong cộng đồng để khắc phục những khó khăn hiện tại cản trợ việc tiếp cận với những kiến thức về nhân quyền của những nhóm có mức độ tổn thương kép này.