Các quy định để bảo đảm quyền con người trong TTHS được thể hiện tập trung và rõ ràng nhất tại Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật TTHS năm 2015.
1.2.1. Theo Hiến pháp năm 2013
Đất nước ta đã trải qua lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển đất nước cùng với các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, các bản Hiến pháp pháp trên đã ghi dấu lại sự tôn trọng và
21
bảo vệ quyền con người. Trên cơ sở nhận thức pháp lý ngày càng sâu sắc và thực hiện công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, Hiến pháp 2013 một lần nữa lại khẳng định việc thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con người một cách mạnh mẽ, rõ ràng và hiện đại nhất, cụ thể: Về tên Chương, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyền con người” đã trở thành tên gọi của Chương; Chương quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đưa lên và đặt trang trọng tại Chương II, ngay sau Chương I quy định về chế độ chính trị; Thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức lý luận và tư duy lập hiến trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân; tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công; Đã bổ sung 05 quyền hoàn toàn mới và sửa đổi, bổ sung trên 30 quyền còn lại; Nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân, nhất là các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Các quyền con người trong TTHS được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 gồm:Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 20); Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư () Điều 21; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30); Quyền được suy đoán vô tội: thực chất là sự ghi nhận nội dung chính của quyền (Điều 31); Quyền được xét xử bởi một Tòa án độc lập và Quyền bào chữa (Điều 103).
Tuy nhiên, các quyền con người trên được thể hiện trong mối quan hệ
giữa nhà nước và công dân, chứ không được xem xét quyền con người như
22
Ngoài việc ghi nhận những quyền con người cụ thể như trên thì Hiến pháp 2013 còn quy định cơ chế thực hiện quyền. Các quyền con người trong TTHS được bảo đảm bằng hệ thống các cơ quan là Công an nhân dân,
VKSND và TAND, trong đó các quy định về VKSND và TAND khá rõ nét
và cụ thể. Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì: “TAND là cơ quan xét xử
của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102); “VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” (Điều 107. Và cả hai hệ thống cơ quan này đều có chung nhiệm vụ là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (Điều 126). Đặc biệt, ngoài việc quy định các nguyên tắc xét xử thì Hiến pháp còn quy định vềcơ cấu tổ chức hoạt động của hệ thống TAND và VKSND nhằm đảm bảo việc xét xử được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.