Trong hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo trong TTHS nói chung và bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng, mỗi cơ quan tố tụng có chức năng và thẩm quyền riêng, tiến hành các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan Điều tra, VKSND và TAND có quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả hoạt động của cơ quan này là sơ sở, tiền đề cho hoạt động của các cơ quan khác, và kết quả của quá trình này là bản án, quyết định của Tòa án phải đúng người, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, cũng không để lọt tội phạm. Do đó, sự phối hợp giữa cơ quan điều
41
tra, VKSND và TAND cấp tỉnh góp phần to lớn đến hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
Như vậy, cùng với việc phân định rõ chức năng, thẩm quyền của mỗi cơ quan trong quá trình tố tụng yêu cầu đặt ra là cần có những quy định pháp luật tạo ra sự phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện tốt nhiệm vụ. Không chỉ vậy, mối quan hệ giữa các cơ quan còn bao hàm cả sự chế ước và kiểm soát lẫn nhằm bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật tránh việc lạm quyền, lộng quyền, vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng trên cơ sở đó quyền con người của bị cáo được bảo đảm. Trong mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, VKS và TAND cần phải xác định rõ về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên trong quá trình tiến hành tố tụng, hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu khi vi phạm các quy định pháp luật. Xác định rõ mối quan hệ giữa các cơ quan này để xác định trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, nhằm giải quyết kịp thời khách quan toàn diện, đầy đủ, đúng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án, đồng thời tránh sự oan sai từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng việc bảo vệ quyền con người của bị cáo.