Chất lượng của hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 44 - 45)

Chất lượng của hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về bảo đảm quyền con người của bị cáo nói riêng quyết định đến hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo. Những nguyên tắc hiến định bảo vệ quyền con người, quyền công dân nói chung là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền con người trong TTHS. Từ những nguyên tắc hiến định đó, những chuẩn mực, giá trị công bằng, các chứng năng của các cơ quan tiến hành

tố tụng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng

cũng như địa vị pháp lý của những người tham gia tố tụng, trong đó có bị cáo được kiến tạo, nhằm thiết lập một chế độ pháp quyền, công lý. Trên nền tảng đó, các quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền con người của bị cáo nói riêng được tôn trọng và bảo vệ. Trong TTHS, các quyền con người dễ bị vi phạm nhất. Việc quy định các quyền tố tụng đi đôi với nghĩa vụ tố tụng

của người tham gia tố tụng và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm

quyền con người có ý nghĩa rất quan trọng. Muốn vậy, các văn bản quy phạm

pháp luật về bảo đảm quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh phải quy định đầy đủ, cụ thể rõ ràng về trình tự, thủ tục giảiquyết các vụ án; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức bổ trợ tư pháp và các cơ quan tổ chức, cá nhân khác khi họ tham gia tố tụng. Để đảm bảo quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, cùng với việc xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật về quyền con người trong hoạt động tố tụng, một yêu cầu quan trọng đặt ra là phải thường xuyên làm tốt công tác hệ thống hóa các

38

phạm pháp luật không còn phù hợp, sửa đổi, bổ sung những quy phạm pháp luật chưa sát hợp với thực tiễn, làm cơ sở cho việc ban hành mới những quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người của bị cáo nói chung trong bối cảnh cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)